[Unboxing Glo-cal Class] Sống lại giá trị về lụa trong người trẻ với Dự án “Lái Lụa” nằm trong Dự án môn học “Nghệ thuật và văn hóa”, ngành Truyền thông số và Thiết kế đa phương tiện

26 Tháng Hai, 2025

#Glo-calEducation #Nghethuat_vanhoa #Truyenthongso_Thietkedaphuongtien

# Dự án môn học  “Nghệ thuật và văn hóa” là một trong những cách UEH lồng ghép phong cách giáo dục Glo-cal vào trong các lớp học.

# Điểm nổi bật nằm ở các trải nghiệm thực tế, mang tính ứng dụng cao khi sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp địa phương.

# Khám phá Dự án “Lái Lụa” để tìm hiểu cách khai thác chất liệu truyền thống trong các sản phẩm thời trang hiện đại của người trẻ.

#Đây là dự án môn học Ngành Truyền thông số và Thiết kế đa phương tiện

Dự án môn học “Nghệ thuật và văn hóa” – Khoa SMD, Trường Công nghệ & Thiết kế UEH

Nghệ thuật và văn hoá, là một dự án môn học dành cho sinh viên năm hai, thuộc chuyên ngành Truyền thông số và Thiết kế đa phương tiện, Khoa Thiết kế Truyền thông (School of Media Design – SMD). Đây là môn học tích hợp các lĩnh vực đa ngành như văn hóa, nghệ thuật, truyền thông và công nghệ, giúp sinh viên tích hợp và lồng ghép các giá trị toàn cầu (bền vững, sáng tạo, đổi mới) vào việc giải quyết các vấn đề địa phương, bảo tồn văn hóa truyền thống và quảng bá thông qua các sản phẩm hiện đại có giá trị toàn cầu.

Trong môn học, sinh viên thực hiện kết hợp nhiều kỹ năng thiết kế từ 2D đến 3D, kỹ năng nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thực địa, giao tiếp và phỏng vấn người dân địa phương, kỹ năng lập kế hoạch truyền thông,… nhằm tạo nên hệ thống sản phẩm cũng như kế hoạch thúc đẩy và quảng bá văn hoá địa phương đến với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Bằng phương pháp giảng dạy đổi mới và sáng tạo, kết hợp lý thuyết với nghiên cứu thực địa và thực hành, sinh viên được tham gia các dự án thực tế với sự tham gia trực tiếp của các đối tác liên quan như: Doanh nghiệp trà Oolong Tằng Vĩnh An; Doanh nghiệp Trà Tứ Quý; Công ty TNHH Xe Tơ dệt Lụa Hà Bảo; Công ty TNHH Tơ Tằm Nhật Minh và làng văn hoá người Mạ.

Portal Class #1 (1)

Các sản phẩm từ Dự án “Lái Lụa” được trưng bày tại Sảnh Cơ sở B – UEH

Có gì tại các lớp học Glo-cal trong Dự án môn học“Nghệ thuật và văn hóa”?

Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên còn được nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dự án mang tính ứng dụng cao, giải quyết những thách thức cụ thể của cộng đồng như hệ thống nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ ở địa phương, tạp chí quảng bá văn hoá, hệ thống bao bì sản phẩm, game, TVC có liên kết câu chuyện văn hoá của người Mạ nhằm khơi dậy sự hiểu biết về họ thông qua sản phẩm đặc trưng của địa phương này với hình thức mới mẻ hơn. Các hoạt động này không chỉ nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn thúc đẩy tư duy sáng tạo và trách nhiệm xã hội.

Dự án sẽ mang lại trải nghiệm y hệt khi các em làm việc ở môi trường doanh nghiệp thực tế!” – PGS.TS. Trịnh Thùy Anh khẳng định. “Đây không chỉ là cơ hội để sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế, mà còn là cách giúp các em hiểu rõ hơn về yêu cầu của thị trường, từ đó phát triển kỹ năng mềm, tư duy phản biện và khả năng thích nghi. UEH tin rằng chỉ khi sinh viên được “thực làm”, các em mới thực sự trưởng thành và sẵn sàng cho tương lai đầy biến động  của thị trường việc làm” – cô nhấn mạnh.

Khám phá dự án “Lái lụa” – Góc nhìn trẻ dành cho chất liệu truyền thống

Portal Class #1 (2)

Với chủ đề “Hương trà, sắc tơ” nhóm dự án mang tên “Lái Lụa” đã thực hiện khảo sát thực tế tại Bảo Lộc để tìm hiểu sâu hơn về Bảo Lộc, nơi được mệnh danh là “thủ phủ lụa” nhưng vẫn chưa được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ biết tới. Dự án lần này hướng đến việc nâng cao nhận thức về chất lượng lụa Bảo Lộc trong giới trẻ, đồng thời tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc sắc qua sản phẩm khăn lụa, sản phẩm trang trí nội thất. Bằng cách kết hợp hoa văn mang đậm bản sắc dân tộc của người Mạ đang sinh sống tại Bảo Lộc, nhóm dự án không chỉ thu hút sự chú ý của giới trẻ mà còn đưa ra giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa bản địa độc đáo.

Portal Class #1 (3)

Poster của Dự án “Lái Lụa”

Đúc kết từ những thông tin đã tìm hiểu, nhóm thực hiện phát triển sản phẩm bằng cách  kết hợp họa tiết truyền thống với xu hướng hiện đại để tạo ra các sản phẩm sáng tạo nổi bật như:  Bandana – Khăn turban với họa tiết tinh tế, trẻ trung; Twilly – Dải lụa thời thượng, dễ dàng phối hợp nhiều phong cách; Đèn ngủ – Chụp đèn lụa tạo không gian ấm cúng và AR Filter – Hiệu ứng thực tế ảo giúp quảng bá sản phẩm trên mạng xã hội.

Portal Class #1 (4)

Sinh viên trưng bày các thiết kế của Lái Lụa tại sảnh Cơ sở B – UEH

Tại booth trưng bày sản phẩm tại Cơ sở B-UEH, nhóm “Lái Lụa” đã tái hiện lại một phần nhỏ không gian xanh mát của Bảo Lộc qua việc trang trí không gian dựa theo concept terrarium (một thuật ngữ dùng để chỉ hệ sinh thái thu nhỏ mô phỏng môi trường tự nhiên). Bên cạnh đó, nhóm cũng sử dụng 2 tượng mannequin để thể hiện sự sáng tạo trong việc “biến tấu” sản phẩm của nhóm – khăn lụa thành nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống thường ngày cùng với việc mix-match với những phụ kiện, trang sức khác tạo ra những outfit vô cùng trẻ trung, năng động và đậm chất GenZ, qua đó truyền cảm hứng cho các bạn thỏa sức sáng tạo hơn nữa trong việc sử dụng khăn lụa.

Dù thời gian triển khai có phần hạn chế, Dự án “Lái Lụa” đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc nâng cao nhận thức và tạo sự hứng thú của sinh viên UEH về văn hóa lụa Bảo Lộc, đồng thời mở ra tiềm năng phát triển quy mô dự án trong tương lai.

——————————–

Đây là bài viết nằm trong chuỗi lan tỏa thương hiệu đào tạo “Glo-cal Education” với thông điệp “Empower Global Citizens for Sustainable Development” – “Công dân toàn cầu – Hành động bền vững” do UEH thực hiện.

Glo-cal Education là một định hướng giáo dục khác biệt hóa của UEH lấy người học làm trung tâm, nỗ lực giảng dạy và truyền tải tri thức toàn cầu trong mối liên hệ với bối cảnh địa phương và thực tiễn thị trường. Điểm khác biệt về đào tạo tại UEH này được hiện thực hóa thông qua: (1) Giảng dạy và liên tục cập nhật kiến thức của Top 200 đại học hàng đầu; (2) Phương pháp đào tạo đa dạng, giúp tiếp cận kiến thức dễ dàng: từ lớp học truyền thống, lớp học chuyên gia, phòng học mô phỏng thực tế đến dự án môn học, lớp học trực tuyến; (3) Gia tăng tính liên thông quốc tế của các chương trình đào tạo tại UEH.

Người học tốt nghiệp từ UEH được kỳ vọng sẽ trở thành thế hệ các công dân toàn cầu tương lai với những tố chất: (1) có năng lực tự định hướng, (2) khả năng làm việc xuyên quốc gia và trải nghiệm môi trường hợp tác đa văn hóa, (3) có thể phát triển lộ trình học tập suốt đời tại các quốc gia tiên tiến và (4) sẵn sàng khám phá môi trường thực, ảo bằng sự hiểu biết về công nghệ.

UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem chuỗi bài viết tiếp theo!

Tin, ảnh: Khoa Thiết kế Truyền thông (SMD), Ban Truyền thông và Phát triển đối tác

Portal Class #1 Chân Trang

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021