[Podcast] Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Bảo Hiểm Tại Việt Nam

19 Tháng Một, 2024

Năm 2020, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm nói riêng đứng trước nhiều biến đổi sâu sắc. Ở bài nghiên cứu này, tác giả đã tập trung tìm hiểu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên dữ liệu nghiên cứu thu thập từ kết quả hoạt động kinh doanh của 10 doanh nghiệp trong năm 2020.

Khái niệm về kinh doanh bảo hiểm

Bảo hiểm là một phương tiện bảo vệ khỏi tổn thất tài chính. Đây là một hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa rủi ro xảy ra tổn thất tiềm tàng hoặc không chắc chắn. Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh rủi ro, chia sẻ tổn thất với khách hàng, sản phẩm bảo hiểm là những dịch vụ mang tính đặc thù, riêng có, trừu tượng nhưng lại rất cụ thể, và thực tế hơn tất cả những sản phẩm khác trên thị trường một khi những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm được thực thi kịp thời, hiệu quả.

Hợp đồng bảo hiểm là việc một bên, người bảo hiểm, cam kết, đối với phí bảo hiểm hoặc đánh giá, thanh toán cho một bên khác, bên mua bảo hiểm hoặc bên thứ ba, nếu một sự kiện là đối tượng của rủi ro xảy ra. Nó thường được định nghĩa là một hợp đồng bồi thường. Người được bảo hiểm không được thu lợi nhuận từ việc bảo hiểm mà chỉ được bồi thường trong phạm vi tổn thất về tiền. Hiện nay, để thúc đẩy việc áp dụng các hệ thống AI và nhận ra những lợi ích này, các công ty bảo hiểm cần giành được sự tin tưởng của khách hàng bằng cách ứng dụng công nghệ mới một cách có trách nhiệm. AI cũng có thể giúp các công ty bảo hiểm nâng cao vai trò của họ trong việc giảm nhẹ, giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro.

Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam

*Các nghiên cứu trước đây

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, tác giả tìm được nhiều tài liệu chuyên sâu trong lĩnh vực này tại nước ngoài và trong nước, một số tài liệu chất lượng được tham khảo, tiêu biểu như sau:

Một nghiên cứu trong nước tiêu biểu tổng quan gần đây là đề tài của Nguyễn Lê Cường và Nguyễn Phương Anh (2020) với đề tài “Yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh: thực tiễn các công ty chứng khoán Việt Nam”. Trong số 7 yếu tố được đưa vào mô hình có 5 yếu tố có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Cụ thể: Yếu tố quy mô (SIZE) và yếu tố tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán; còn lại biến cấu trúc vốn (CS), biến tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản (TANG) và biến tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động (COI) có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Nghiên cứu của Gene C. Lai, Lin-Yhi Chou và Lih Ru Chen (2015) với đề tài “The Impact of Organizational and Business Strategy on Performance and Risk in the Insurance Industry” đã xem xét tác động của cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh đến hiệu quả của công ty, lợi nhuận và hành vi chấp nhận rủi ro trong ngành bảo hiểm nhân thọ Đài Loan. Kết quả cho thấy cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh có tác động đáng kể đến hiệu quả, lợi nhuận và hành vi chấp nhận rủi ro. Ngoài ra, quy mô, ngành nghề kinh doanh, tỷ lệ đòn bẩy và thị phần có tác động đáng kể đến hiệu quả, lợi nhuận và hành vi chấp nhận rủi ro. Bằng chứng tổng thể của nghiên cứu cho thấy rằng một môi trường cạnh tranh hơn nên được khuyến khích trong ngành bảo hiểm Đài Loan để nâng cao hiệu quả của công ty bảo hiểm.

Nghiên cứu với đề tài “Impact of Internal (Micro) And External (Macro) Factors on Profitability of Insurance companies” của hai tác giả Anum Rashid và Muhammad Usman Kemal (2018). Các phát hiện của nghiên cứu làm sáng tỏ rằng Tổng phí bảo hiểm, Chi phí quản lý, Quy mô và Lãi suất có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các công ty bảo hiểm. Kết quả cho thấy những tổn thất do các công ty bảo hiểm nhân thọ gánh chịu, nhấn mạnh sự cần thiết của các bộ phận chuyên gia tính toán và riêng biệt để xác nhận hợp lý các chính sách.

Nghiên cứu khác của Kokab Shawar và Danish Ahmed Siddiqui (2019) với đề tài “Factors Affecting Financial Performance of Insurance Industry in Pakistan”, kết quả cho thấy tổng phí bảo hiểm bằng văn bản có tác động đáng kể đến cả ba thước đo khả năng sinh lời. Quy mô lớn hơn của công ty có tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận đầu tư. Ngoài ra, các khoản bồi thường, tái bảo hiểm, GDP, lãi suất và chi phí quản lý có mối quan hệ không đáng kể với cả ba biện pháp sinh lời. Qua đó, nghiên cứu kết luận rằng để cải thiện hiệu quả hoạt động và tài chính của ngành bảo hiểm ở Pakistan, cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố có thể làm tăng phí bảo hiểm.

*Phát triển mô hình nghiên cứu

Dựa trên nghiên cứu trước đây của Nguyễn Lê Cường và Nguyễn Phương Anh (2020), Lai và cộng sự (2015), Anum Rashid và Muhammad Usman Kemal (2018), Kokab Shawar và Danish Ahmed Siddiqui (2019), tác giả tiến hành thiết lập mô hình nghiên cứu cho đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, cụ thể mô hình nghiên cứu theo hình dưới đây:

Hình Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Mục đích chính của nghiên cứu là nhằm xác định và tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Để phân tích tác động này, tác giả theo dõi mối quan hệ đồng thời giữa các nhân tố Chỉ số giá thị trường trên thu nhập, Tăng trưởng doanh thu thuần, Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế, Thời gian thu tiền khách hàng bình quân và Quy mô doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng phương pháp định lượng dựa trên phân tích hồi quy bội. Dữ liệu được thu thập thông qua báo cáo tài chính của 10 doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm.

Kết luận và khuyến nghị giải pháp

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận có 3 nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, đó là: Chỉ số giá thị trường trên thu nhập, Thời gian thu tiền khách hàng bình quân và Quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân tố Quy mô doanh nghiệp có tác động mạnh nhất, thứ hai là nhân tố Chỉ số giá thị trường trên thu nhập và tác động nhẹ hơn là nhân tố Thời gian thu tiền khách hàng bình quân.

Qua đó, nghiên cứu giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng và hiệu quả hoạt động của lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm. Dựa vào kết quả nghiên cứu, những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam nên tăng cường quy mô doanh nghiệp, có chiến lược mở rộng kinh doanh phù hợp với tiềm năng của thị trường bảo hiểm tại Việt Nam. Ngoài ra, với kết quả nghịch biến, những doanh nghiệp bảo hiểm cần lưu ý để có những chính sách hợp lý trong việc giảm thời gian thu tiền khách hàng bình quân. Bên cạnh việc phát huy nội lực, các doanh nghiệp bảo hiểm rất cần hợp tác với nhau trong nhiều mặt. Thông qua Hiệp hội bảo hiểm, các thành viên có thể có những tác động tích cực nhằm mở rộng, định hướng cho thị trường, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, chống trục lợi bảo hiểm… tạo điều kiện phát triển có lợi cho toàn ngành. Không chỉ tăng cường hợp tác trong nước, các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Xem toàn bộ Bài nghiên cứu “Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam trong năm 2020” TẠI ĐÂY.

Tác giả: Nguyễn Hoàng Nam – Học viên cao học Khoa Luật, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #108 tiếp theo.

Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Marketing  Truyền thông UEH

Giọng đọc: Ngọc Quí

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021