[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần Cuối : Mô Hình Tiền Kỹ Thuật Số Của Ngân Hàng Trung Ương (CBDC) Việt Nam
9 Tháng Mười Một, 2021
Kinh nghiệm phát triển tiền số ở các nước cho thấy rằng nên có sự tham gia của các NHTM làm cầu nối cho quá trình phát hành tiền CBDC vào lưu thông được hiệu quả. Việc phát triển và cho ra mắt đồng tiền kỹ thuật số quốc gia sẽ trở nên cấp thiết hơn nữa trong tương lai khi đa số các quốc gia trên thế giới bắt đầu triển khai đồng tiền số.
CBDC nên là tiền mật mã ổn định – stablecoin có “chủ quyền”
Việc sử dụng công nghệ tiền mật mã của các đồng tiền số tư nhân hiện nay có một yếu tố quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ, đó là chủ quyền của tiền tệ không thuộc về NHTW mà thuộc về hệ thống mạng máy tính phi tập trung. Điều này sẽ khiến cho việc điều hành chính sách tiền tệ gặp rất nhiều khó khăn khi cần tăng hoặc giảm lượng cung tiền khẩn cấp. Trong một hệ thống tiền mật mã thuần túy thì lượng cung tiền do thuật toán quy định và không thể thay đổi nếu chưa được số đông các máy tính đồng nhất ý kiến. Vì bản chất của blockchain phải mở và được quản trị bởi nhiều thực thể riêng biệt, đó là điều quan trọng trong công nghệ này, một số quốc gia bắt đầu nghiên cứu để kết hợp tiền mật mã với đồng tiền có chủ quyền.
Phát hành CBDC dưới dạng stablecoin sẽ tránh được rủi ro gây bất ổn cho hệ thống tài chính vì sự tràn ngập tiền tệ tư nhân
Tiền mật mã có chủ quyền sẽ gần giống với một đồng tiền mật mã có giá trị ổn định theo tiền pháp định, thường được gọi là stablecoin. Đây là các đồng tiền tồn tại và được xử lý giao dịch trong mạng lưới blockchain nhưng giá trị thì được neo vào các đồng tiền pháp định của một quốc gia cụ thể.
Một ví dụ điển hình là Tether (USDT), đồng tiền mật mã ổn định hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường tại thời điểm bài viết này được thực hiện. Mỗi đơn vị của Tether được “neo 1:1 với đôla” và “luôn luôn được đánh giá bởi Tether ở mức 1 đôla”. Do đó, “sự ổn định” của đồng tiền này (nếu mô tả này đáng tin cậy) dựa vào “khoản dự trữ” tài sản bao gồm “tiền mặt và các khoản tương đương tiền”, có thể bao gồm “các tài sản khác và các khoản phải thu từ các khoản cho vay được thực hiện bởi Tether đối với các bên thứ 3”. Các con số trong công bố đảm bảo của Tether định kỳ được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán uy tín trên thị trường. Đồng tiền Tether không cần thiết lập hệ thống blockchain riêng mà “cộng sinh” với các blockchain mạnh mẽ hiện đã có trên thị trường như Ethereum hoặc TronX, điều khiến cho Tether nhanh chóng trở thành đồng tiền ổn định phổ biến do không cần thiết lập mạng lưới blockchain riêng lẻ.
Điều quan trọng nhất đối với một stablecoin là khả năng minh bạch của lời hứa “hoán đổi 1:1 với tiền pháp định”. Nếu tổ chức phát hành là NHTW thì yếu tố này sẽ dễ dàng được thực hiện và không cần tiến hành kiểm toán định kỳ như đồng Tether. Phát hành CBDC dưới dạng stablecoin sẽ tránh được rủi ro gây bất ổn cho hệ thống tài chính vì sự tràn ngập tiền tệ tư nhân.
Phân bổ vai trò của NHTM trong hệ thống tiền tệ số
Ý tưởng khởi nguồn của tiền số thế hệ mới chính là loại trừ cơ chế trung gian tài chính như ngân hàng thương mại, giúp tiết giảm chi phí giao dịch và hạn chế sự can thiệp của bên thứ ba trong giao dịch. Trong giả thiết của các nhà phát triển tiền số, nếu tiền tệ được số hoá toàn bộ thì vai trò truyền thống của NHTM sẽ dần mờ nhạt hoặc thậm chí biến mất khỏi hệ thống tài chính hiện đại. Tất cả hoạt động truyền thống của NHTM như huy động – cho vay, dịch vụ thanh toán, v..v sẽ bị thay thế bởi các hợp đồng thông minh “smart contract” với độ chính xác và trung thực gần như tuyệt đối. Các NHTM sẽ phải phân bổ nguồn lực với các thách thức để tồn tại và phát triển trong thời đại mới khi mà dịch vụ tài chính số được tự do và các số liệu tài chính được minh bạch.
Vai trò của NHTM trong thời đại mới có thể trở thành các nút (node) giao dịch của hệ thống blockchain – nơi sẽ xác thực giao dịch và được thưởng cho thành quả hoạt động của mình bằng những đồng tiền mới. Về mặt lý thuyết thì các NHTM vẫn đóng vai trò là trung gian cho việc thực thi chính sách tiền tệ khi tái phân phối cung tiền, tuy nhiên trong thực tế thì sẽ gánh vác thêm vai trò nền tảng kỹ thuật của hệ thống tiền tệ mới. Chi phí in ấn tiền sẽ được thay thế bằng chi phí giám sát và cải tiến hệ thống mã hoá cũng như các thuật toán cài đặt trên mạng lưới blockchain. Các ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò là các node chính (core node) còn các công ty cung cấp dịch vụ tài chính là các node phụ tiếp cận đến người dùng cuối. Một hệ thống tiền tệ số đảm bảo sự chuyển tiếp một cách an toàn từ hệ thống tiền tệ truyền thống 2 cấp (NHTW và NHTM) nên được khuyến khích phát triển hơn trong bối cảnh có nhiều rủi ro tiềm ẩn từ khía cạnh kỹ thuật của hệ thống chuỗi khối.
Hoàn thiện thuật toán tối ưu của chính sách tiền tệ
Trong môi trường của tiền số thì toàn bộ dữ liệu chi tiêu, đầu tư, lãi suất, tỷ giá cũng như toàn bộ các dữ liệu lớn (big data) về tình hình tài chính của nền kinh tế được cập nhật ngay lập tức. Điều đó tạo động lực rất lớn cho việc thiết kế một chính sách tiền tệ “thông minh” tự điều chỉnh theo cung cầu tiền và các rủi ro tiềm ẩn. Một nền kinh tế có chính sách tiền tệ “tự động” sẽ giúp hệ thống tài chính ổn định và tự cân bằng trong giám sát của NHTW, nâng cao tính minh bạch, độc lập và hiệu quả điều hành.
Chính sách tiền tệ đa mục tiêu thường là một khiếm khuyết của kinh tế học truyền thống do nhà điều hành sẽ khó đưa ra quyết định khi có sự biến động của nhiều biến số trong nền kinh tế. Một hệ thống tiền tệ số sẽ giúp điều chỉnh cung tiền một cách nhịp nhàng, phù hợp, theo một thuật toán lập trình sẵn, được công bố rộng rãi, có sự giám sát từ mạng lưới, hệ thống tiền tệ hiện đại có khả năng cùng lúc giải quyết nhiều phương trình cân bằng và các bài toán tối ưu một cách nhanh chóng và chính xác nếu so sánh với sự chủ quan của con người.
Mô hình phân phối CBDC (Nguồn: Tác giả)
Cải thiện tự do hóa dịch vụ tài chính vi mô
Một trong những sức mạnh thực sự của tiền số (tiền mật mã) thế hệ mới chính là giải phóng các ý tưởng về kinh doanh phi truyền thống với sự giúp sức của “hợp đồng thông minh”. Tất cả giao dịch trong nền kinh tế được lập trình trước và không cần sự can thiệp hoặc niềm tin thái quá của con người, các ý tưởng tài chính vi mô sẽ được triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Sự phát triển mạnh mẽ của tài chính vi mô sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển tài chính và trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này chỉ có thể đạt được nếu rào cản gia nhập thị trường tài chính được cởi bỏ, hành lang pháp lý được quy định rõ ràng, cũng như có cơ chế giám sát các hoạt động lừa đảo và phạm tội.
Một trong những lo ngại ban đầu của chính phủ các nước chính là tính ẩn danh của tiền số có thể hỗ trợ cho hoạt động phạm pháp và rửa tiền. Tuy nhiên những ngờ vực này đã nhanh chóng giảm đi khi họ hiểu được rằng hệ thống tiền số thực chất có tính năng chống hành vi tội phạm. Vì tất cả dữ liệu giao dịch đều được lưu trữ vĩnh viễn trong blockchain nên nhà điều tra có thể tiến hành truy vết (tracing) để lần ra các giao dịch mờ ám và thậm chí có thể thu hồi tang vật. Tháng 9/2013 nhờ truy vết các giao dịch phi pháp nên FBI của Mỹ đã bắt giữ được tên trùm buôn ma tuý và thu hồi gần 9,5 tỷ đôla giá trị bitcoin phạm pháp.
Các cơ chế sandbox (thử nghiệm) nên được khuyến khích để các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của hệ thống tiền số. Những quy định của luật pháp sẽ được điều chỉnh sau quá trình thí điểm nhằm tạo ra một môi trường phát triển lành mạnh và bền vững của tiền số CBDC. Các ứng dụng tiêu biểu của công nghệ tiền mật mã nên được khuyến khích rộng rãi để tính ứng dụng của CBDC đi sâu vào đời sống xã hội, giúp tăng tốc chuyển đổi số cho nền kinh tế thực.
Kết luận
Mối quan hệ mật thiết giữa công nghệ, tiền tệ và hệ thống thanh toán đã liên kết với nhau từ những ngày đầu tiên của nền văn minh nhân loại. Nhưng trong 2 thập niên qua, công nghệ đã định hình lại hệ thống tiền tệ và hệ thống thanh toán ở mức độ cao và nhanh chóng chưa từng thấy. Tiền kỹ thuật số thế hệ mới đã thách thức các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý trên toàn cầu, đại diện cho mối đe dọa thực sự đối với hệ thống tài chính truyền thống và chậm đổi mới. Tuy nhiên đó lại là cơ hội để những nước đang phát triển tiến hành cuộc cách mạng đổi mới hệ thống tiền tệ nhằm đi tắt đón đầu thời đại mới: nơi mà mọi thứ được chuyển đổi số.
Trong các cách triển khai CBDC đã thảo luận, các thông số chính của việc lựa chọn mô hình tiền số cụ thể cần được xác định bởi tính hiệu quả và an toàn, hỗ trợ các quyết định của các NHTW và cơ quan quản lý. Theo mô hình này, các loại tiền tệ ổn định – stablecoin có khả năng là mô hình lõi (base model) để NHTW xây dựng các đồng tiền kỹ thuật số ở mỗi quốc gia và khu vực. Kinh nghiệm phát triển tiền số ở các nước cho thấy rằng nên có sự tham gia của các NHTM làm cầu nối cho quá trình phát hành tiền CBDC vào lưu thông được hiệu quả, bên cạnh đó cần phát triển thị trường sử dụng các CBDC để người dân có thể làm quen với cách sử dụng tiền số. Việc phát triển và cho ra mắt đồng tiền kỹ thuật số quốc gia sẽ trở nên cấp thiết hơn nữa trong tương lai khi đa số các quốc gia trên thế giới bắt đầu triển khai đồng tiền số, cái giá cho sự e ngại thay đổi cải tiến chính là chúng ta sẽ bị tụt hậu trong kinh tế và sức ảnh hưởng trong cộng đồng kinh tế số thời đại mới.
Xem đầy đủ bài nghiên cứu “Tiền tệ kỹ thuật số và hệ thống tiền tệ toàn cầu thế hệ mới” của nhóm tác giả tại đây.
Nhóm tác giả: TS. Lê Đạt Chí, ThS. Trương Trung Tài, ThS. Nguyễn Triều Đông, (Khoa Tài chính – Trường Kinh Doanh UEH).
Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH, trân trọng kính mời Quý độc giả đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #12 HƯỚNG TỚI ĐẠI HỌC THÔNG MINH THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ TOÀN DIỆN: TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM.
Tin, ảnh: Nhóm tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông.
Giọng đọc: ThS. Phạm Nguyễn Hoài – Viện ISCM.
[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên
22 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Kinh tế tuần hoàn – Chìa khóa đạt được phát triển bền vững
16 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên
9 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Và Hành Vi Ngoài Vai Trò Của Công Chức
29 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Định Hình Chiến Lược Phát Triển Toàn Diện, Bền Vững Cho Đất Nước
25 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Mô Hình Đại Học Bền Vững Dành Cho Các Thị Trường Mới Nổi
19 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Những Tiếp Cận Mới Nhất Dành Cho Các Đại Học Bền Vững
11 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường
24 Tháng Năm, 2024
Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2018
23 Tháng Năm, 2024
Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
15 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
14 Tháng Năm, 2024
Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
8 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
7 Tháng Năm, 2024
[podcast] Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)
8 Tháng Mười Hai, 2023
Promoting Learner Autonomy in English Language Learning (Part 2)
28 Tháng Mười Một, 2023
[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
10 Tháng Mười Một, 2023
ArtTech and sustainable development
27 Tháng Mười, 2023
Cộng đồng ArtTech đầu tiên tại Việt Nam – Một năm nhìn lại
9 Tháng Mười, 2023
ArtTech – Một xu hướng tương lai
5 Tháng Mười, 2023
ArtTech và phát triển bền vững
3 Tháng Mười, 2023
[Podcast] Máy Tính Và Công Nghệ “Không Đi Một Mình” – Phần 4
24 Tháng Bảy, 2023
[Podcast] Tác Động Của Đồng Tiền Kỹ Thuật Số Đến Tỷ Giá Hối Đoái
14 Tháng Mười Một, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Ngành Du Lịch Việt Nam
5 Tháng Năm, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam
25 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Phân Tích Dữ Liệu Con Người Tại Việt Nam
18 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Nông Nghiệp Ở Việt Nam
11 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Mô Hình Kinh Tế Chia sẻ: Các Vấn Đề Quản Lý Ở Việt Nam
21 Tháng Một, 2022
[Podcast] Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến Trong Ngành Du Lịch
15 Tháng Một, 2022
[Podcast] Chính Sách Lao Động Việc Làm Cho TP. HCM Trong Giai Đoạn Sau Giãn Cách
28 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xây Dựng Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung Dựa Trên Công Nghệ Blockchain
24 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Trong Thế Giới Số: Góc Nhìn Từ Nghề Nghiệp Kế Toán, Kiểm toán
21 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Tại UEH: Hướng Đến Đại Học Bền Vững
14 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xu Hướng Kinh Doanh Bán Lẻ Trực Tuyến Thời Kỳ Covid
10 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế
7 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế
2 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm
30 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Từ Góc Nhìn Khai Thác Dữ Liệu Lớn (Big Data)
17 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 5 : Tiền Ổn Định Tư Nhân Diem
5 Tháng Mười Một, 2021
Đứt gãy chuỗi cung ứng vùng trọng điểm phía Nam: 8 giải pháp
20 Tháng Mười, 2021
[Podcast]Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 2: Những Cột Mốc Phát Triển
19 Tháng Mười, 2021
[Podcast] Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số – Phần 1: Xu thế của thời đại
15 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (Phần 3): Các Giải Pháp Hỗ Trợ
8 Tháng Mười, 2021
UEH chủ trì thành công Hội thảo ICBF 2021
7 Tháng Mười, 2021
GRSD 2021- Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”
6 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?
4 Tháng Mười, 2021
‘Đổi mới giáo dục nghề nghiệp là động cơ tăng trưởng kinh tế’
30 Tháng Chín, 2021
Giải pháp “mở cửa” an toàn với các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
27 Tháng Chín, 2021
Khi cuộc sống “bình thường mới”, nơi ở cho người lao động cần được quan tâm
9 Tháng Chín, 2021
Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam
6 Tháng Chín, 2021
Webinar: Tương lai ngành Thẩm định giá trong thập niên mới
17 Tháng Tám, 2021
Hãy là người dùng thông minh khi đón nhận và chia sẻ thông tin
9 Tháng Tám, 2021
Webinar: An toàn thông tin kế toán trong kỷ nguyên số
3 Tháng Tám, 2021
Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?
20 Tháng Bảy, 2021
Chu kỳ giảm giá của đồng USD?
TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai
ThS. Tô Công Nguyên Bảo
26 Tháng Sáu, 2021
Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?
TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong trường đại học: Dạy học trực tuyến sẽ trở thành xu hướng tất yếu
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
26 Tháng Sáu, 2021
Tiền số ngân hàng Trung ương – Vận hành và thử nghiệm
Châu Văn Thành
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam
Khoa Quản lý nhà nước
26 Tháng Sáu, 2021
“Cấp cứu” doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19 thứ 4
23 Tháng Sáu, 2021
Chuyên gia UEH: Việt Nam nên kết hợp tiêm vaccine miễn phí và dịch vụ
23 Tháng Sáu, 2021
Hội thảo khoa học về Thị trường bảo hiểm Việt Nam (Conference on Vietnam’s Insurance Industry – CVII)
Khoa Toán – Thống Kê
7 Tháng Sáu, 2021
Muốn có trung tâm tài chính phải có chiến lược thích ứng
Khoa Tài chính
5 Tháng Sáu, 2021
Bảo vệ thông tin cá nhân trong thời kỳ chuyển đổi số dưới góc nhìn pháp luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán
Bộ Khoa học và Công nghệ
5 Tháng Sáu, 2021
Sự hữu ích của Lý thuyết trò chơi: Thảo luận về giải Nobel Kinh tế năm 2020
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Đoán định tư pháp: Xu thế mới trong hành nghề Luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Nghiên cứu Kinh tế học lao động trong sự biến động của thế giới
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Kết hợp Nghệ thuật và Công nghệ hướng đến Thành phố thông minh đáng sống
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Chuỗi bài “The Basics of B2B”: Thị trường việc làm rộng mở nhiều sinh viên chuyên ngành Marketing đang bỏ quên
TS. Đinh Tiên Minh
5 Tháng Sáu, 2021
Môi trường không phải để nhà đầu tư xài miễn phí!
TS. Phạm Khánh Nam
5 Tháng Sáu, 2021
2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
5 Tháng Sáu, 2021
Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp
Phạm Khánh Nam, Việt Dũng
5 Tháng Sáu, 2021
Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền
Quách Doanh Nghiệp
5 Tháng Sáu, 2021
Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn
5 Tháng Sáu, 2021
Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt
Ths. Lê Thị Hồng Hoa
5 Tháng Sáu, 2021