Webinar: Tương lai ngành Thẩm định giá trong thập niên mới

17 Tháng Tám, 2021

Hội thảo mùa thứ 3 của ngành Thẩm định giá khu vực phía Nam “Tương lai ngành thẩm định giá trong thập niên mới” đã được bộ môn Thẩm định giá (khoa Kinh tế- UEH) tổ chức vào ngày 07/8/2021. Hội thảo kết nối hơn 75 đại biểu là nhà nghiên cứu, giảng viên, lãnh đạo và thẩm định viên về giá tại các công ty thẩm định giá, bộ phận tư vấn định giá của các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, và ngân hàng với tâm điểm của hội thảo là bàn tròn thảo luận với lãnh đạo của các tổ chức có chức năng thẩm định giá. Hội thảo thể hiện vai trò chuyên môn của bộ môn Thẩm Định Giá UEH đối với sự phát triển của ngành tại Việt Nam và cũng cho thấy sự kết nối nhuần nhuyễn giữa đào tạo và thực hành nghề nghiệp.

Năm 2021 là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của ngành thẩm định giá tại Việt Nam. Ở góc độ điều hành vĩ mô, đây là năm bản lề của một nhiệm kỳ mới với nhiều quyết sách được thay đổi, cả ở luật và các văn bản dưới luật. Ở góc độ quản lý Nhà nước về ngành nghề, đây là năm mà Bộ Tài chính đã có báo cáo trình Quốc hội về việc sửa đổi Luật Giá – văn bản pháp lý cao nhất chi phối hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam. Ở góc độ chuyên môn, đây là năm đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ của các doanh nghiệp thẩm định giá trong bối cảnh chuyển đổi số, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19. Và ở góc độ đào tạo, năm 2021 là năm đánh dấu chặng đường 20 năm tuyển sinh chuyên ngành Thẩm định giá của UEH và là năm đầu tiên chuyên ngành Thẩm định giá được đổi tên thành chuyên ngành Thẩm định giá và Quản trị tài sản.

Trong bối cảnh đó, hội thảo “Tương lai ngành thẩm định giá trong thập niên mới” đã thu hút hơn 75 đại biểu là nhà nghiên cứu, giảng viên, lãnh đạo và thẩm định viên về giá tại các công ty thẩm định giá, bộ phận tư vấn định giá của các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, và ngân hàng. Dưới sự điều phối của ThS. Thẩm định viên (TĐV) Nguyễn Kim Đức, Giảng viên bộ môn Thẩm định giá và các góc nhìn về tương lai ngành thẩm định giá trong thập niên mới đã được với các chuyên gia đầu ngành thảo luận bàn tròn sôi nổi.

Đại biểu tham dự thảo luận bàn tròn

Thống kê từ hội thảo, tính đến ngày 01/01/2021, cả nước có 409 doanh nghiệp Thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép và có 333 doanh nghiệp Thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động trong năm 2021. Cũng tính đến ngày 01/01/2021, sau 14 lần Bộ Tài chính tổ chức kỳ thi lấy thẻ thẩm định viên về giá, cả nước có 2.352 thẻ thẩm định viên và có 1.723 thẩm định viên về giá có đăng ký hành nghề đủ điều kiện theo quy định của Bộ Tài chính. Trong năm 2019, các công ty thẩm định giá đã phát hành 156.381 chứng thư thẩm định giá, trong đó, hơn 60% tài sản thẩm định giá là bất động sản.

Thống kê số liệu Thẩm định giá tính đến ngày 1/1/2021

Tại hội thảo, ThS.TĐV. Nguyễn Ngọc Châu – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Thẩm định giá E XIM (EXIMA) đã nhấn mạnh những cơ hội phát triển của nghề thẩm định giá trong bối cảnh mới. Trước thực trạng một số trường hợp thẩm định giá có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đề cập trên báo chí thời gian gần đây, TĐV. Phạm Thị Bình – Nguyên Phó vụ trưởng Ban vật giá Chính phủ, Chủ tịch CTCP Thẩm định giá Hoàng Gia đã có những trải lòng và lưu ý các rủi ro mà thẩm định viên cần chú ý. ThS.TĐV. Phạm Thanh Dương – Giám đốc điều hành công ty DCF cũng chia sẻ sự khác biệt về nghề thẩm định giá ở Việt Nam so với các quốc gia khác, cũng như trao đổi về những tố chất, tiêu chí cần có của một thẩm định viên về giá để đáp ứng những thay đổi mới trong một xu thế bất định.

Ở góc độ các thách thức có thể phải đối mặt, ThS.TĐV. Trịnh Hồng Thịnh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn & Thẩm định giá Phương Nam, TĐV. Nguyễn Thu Oanh – Chủ tịch CTCP Thẩm định giá Việt Tín, ThS.TĐV. Phạm Hà Minh – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Thẩm định giá và Tư vấn Việt Nam, TS. Nguyễn Hoàng Bảo – Trưởng bộ môn Kinh tế – Đầu tư – Phát triển đã có những chia sẻ liên quan đến tính minh bạch của thông tin, sự không chắc chắn của các thông tin kinh tế vĩ mô, các rủi ro về pháp lý tài sản, trình độ chuyên môn của thẩm định viên, và thách thức liên quan đến công nghệ.

Cũng trong hội thảo, ThS. Huỳnh Kiều Tiên – Giám đốc chương trình đào tạo Thẩm định giá đã giới thiệu tên chuyên ngành mới của UEH – “Thẩm định giá và Quản trị tài sản” cũng như những thành quả mà bộ môn đã làm được trong suốt 19 khoá đào tạo vừa qua.

Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Thẩm định giá và quản trị tài sản sẽ giúp người học có kiến thức chuyên môn cao và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực thẩm định giá và quản trị tài sản, thích ứng với môi trường làm việc trong nước và quốc tế. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm việc tại khu vực Nhà nước như Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Sở Tài chính (Ban Vật giá), Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng hoặc khu vực tư nhân có liên quan đến hoạt động thẩm định giá và quản trị tài sản như: công ty thẩm định giá, ngân hàng, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, và các công ty phát triển bất động sản.

Thống kê các hoạt động của bộ môn và chuyên ngành trong 19 khóa đào tạo vừa qua

Trong thời gian qua, bộ môn Thẩm định giá cũng đã có nhiều ý kiến đóng góp trong việc chỉnh sửa 13 tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam hiện hành. Song song với đó, đội ngũ giảng viên của bộ môn cũng đã tham gia tư vấn các hồ sơ phức tạp về thẩm định giá bất động sản phức hợp, doanh nghiệp, và tài sản vô hình, đồng hành cùng với các tổ chức có chức năng thẩm định giá.

Hội thảo kéo dài 180 phút đã gợi mở ra nhiều vấn đề để hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam ngày càng hiệu quả hơn trong giai đoạn tới. Các lãnh đạo doanh nghiệp thẩm định giá cũng đã thống nhất đề xuất với Bộ Tài chính trình Quốc hội bên cạnh bổ sung thẩm định giá là một “mã ngành kinh tế”, thì thẩm định giá cũng nên có một “mã ngành đào tạo” để tạo sự thuận lợi cho hoạt động đào tạo chất lượng trong thời gian tới.

Các đại biểu chụp hình kỷ niệm

Tin, Ảnh: Bộ môn Thẩm định giá, Khoa Kinh tế, Phòng Marketing – Truyền thông

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021