Tọa đàm JST tháng 7 với chủ đề: Kinh tế hộ gia đình giúp chúng ta đối phó với COVID-19 như thế nào?

8 Tháng Chín, 2021

Ngày 1/7/2021, Tổng Biên tập của Tạp chí Review of Economics of the Household – GS. Shoshana Grossbard khi tham gia vai trò diễn giả chính của Tọa đàm JST tháng 7 do Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) tổ chức, với chủ đề “Kinh tế hộ gia đình giúp chúng ta đối phó với Covid-19 như thế nào?” đã đưa ra các bằng chứng nghiên cứu sự ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế các hộ gia đình, thông qua việc tác động đến sức khỏe mọi người, lực lượng lao động trong xã hội. Buổi Tọa đàm đã thu hút đông đảo gần 100 nhà nghiên cứu, học giả từ nhiều quốc gia trên thế giới (như: Indonesia, Campuchia, Ấn Độ, Nigeria, Hoa Kỳ, Nhật, Malaysia, Mexico, Pakistan, Philippines, Brazil) đăng ký tham dự và thảo luận, học hỏi chủ đề thú vị này.

Kinh tế hộ gia đình là một phần quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Việc phân tích về kinh tế hộ gia đình thường xoanh quanh các chủ đề như: Thông tin về hộ gia đình (bao gồm: nguồn nhân lực, y tế, sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc trẻ em và người già; tình trạng hôn nhân, tình trạng sống chung trước hôn nhân, sinh sản, tình trạng sống ly tán…); tình trạng nhập cư và chuyển giao giữa các thế hệ; nghiên cứu thực nghiệm đối với các hộ gia đình; tiêu dùng, tiết kiệm và tích lũy của cải; lực lượng lao động và thời gian sử dụng; phúc lợi thành viên gia đình, vấn đề về giới tính và quyền lực; vấn đề sinh sản và các hành vi rủi ro; tôn giáo và sắc tộc;…

GS. Shoshana Grossbard hiện là Tổng Biên tập của Tạp chí Review of Economics of the Household; đồng thời là thành viên Mạng lưới Bất bình đẳng Gia đình (Family Inequality Network) tại Đại học Chicago (Hoa Kỳ); nghiên cứu viên tại IZA và CESifo; và còn là học giả tại Đại học San Diego State. Vào ngày 01/7/2021, tại buổi tọa đàm khoa học quốc tế (JABES Seminar Talks – JST) – JST tháng 7, với tư cách là diễn giả khách mời, và là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực kinh tế hộ gia đình, GS. Grossbard đã có những chia sẻ rất thú vị xoay quanh chủ đề “Kinh tế hộ gia đình giúp chúng ta đối phó với Covid-19 như thế nào?”.

Sự bùng phát và lây lan nhanh của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng đã gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của các nước. Đứng trước tình hình đại dịch, nhiều chính sách đã được đưa ra kịp thời nhằm hạn chế sự lây lan rộng của dịch bệnh và khôi phục nền kinh tế đất nước, đó là những thách thức mang tính toàn cầu. Và không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của đại dịch, kinh tế hộ gia đình cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi đại dịch Covid-19. Tại buổi Tọa đàm JST tháng 7, GS. Grossbard đã đưa ra nhiều bằng chứng nghiên cứu sự ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế các hộ gia đình, thông qua việc tác động đến sức khỏe mọi người, lực lượng lao động trong xã hội… Cụ thể:

GS. Grossbard đã liệt kê các bài nghiên cứu tiêu biểu về tác động của Covid-19 đến kinh tế hộ gia đình như: Bài báo của Del Boca và cộng sự (2020) đã phân tích về vai trò nội trợ của nữ giới và nam giới trong việc chăm sóc trẻ em trước và trong đại dịch Covid-19; kết quả cho thấy một điều khá thú vị là nữ giới có vai trò sản xuất hộ gia đình cao hơn nam giới. Và sau đó đã có nhiều nghiên cứu khác bổ sung và chứng minh điều này. Hoặc như bài báo của Heggeness (2020) phân tích tác động cú sốc tức thời của Covid-19 lên việc nuôi dạy con đến nguồn lực lao động và tình thế tiến thoái lưỡng nan của người mẹ…

Tương tự như các bài nghiên cứu về kinh tế hộ gia đình của Del Boca và cộng sự (2020), Heggeness (2020), Harris (2020), Sheth và Wright (2020), nghiên cứu của GS. Grossbard đã đưa ra 2 vấn đề thảo luận trong buổi tọa đàm, gồm: (1) Phân tích các yếu tố gây tử vong do COVID – đây là bài nghiên cứu được GS. Grossbard phối hợp nghiên cứu cùng Ainhoa Aparicio (Ý); và (2) bài nghiên cứu của GS. Grossbard làm cùng với Cynthia Bansak (Mỹ) và Crystal Ho-Po Wong (Đài Loan) về các thành phần của nguồn lực lao động, COVID và luật phân chia tài sản hôn nhân.

Bài nghiên cứu của GS. Grossbard và cộng sự tiến hành năm 2021 nhằm mục đích tìm đáp án cho ba câu hỏi: (1) Việc các thế hệ chung sống có tác động dương đến tử vong do Covid-19 hay không?; (2) Lợi ích của các quốc gia khi bị đại dịch tấn công sau là gì?; và (3) Có phải Mỹ chống dịch lây lan yếu kém hơn các nước châu Âu? (xem thêm Grossbard và Ainoa Aparicio (2021)). Để thực hiện nghiên cứu này, giáo sư và cộng sự đã thu thập khảo sát trên 35 nước châu Âu và 50 bang của Mỹ.

Về câu hỏi thứ nhất, GS. Grossbard cho rằng nhiều nghiên cứu khác như Bayer và Kuhn (2020), Belloc và cộng sự (2020) cũng cho thấy việc chung sống của nhiều thế hệ trong gia đình có ảnh hưởng thuận với việc tử vong do Covid.

Kết quả nghiên cứu Grossbard và Ainoa Aparicio (2021) đã trả lời cho câu hỏi thứ hai rằng các quốc gia bị Covid-19 tấn công trễ sẽ có thời gian chuẩn bị và quốc gia đó có khả năng giảm thiểu số ca tử vong xuống 7,9%-10%.

Để trả lời câu hỏi thứ ba rằng có phải Mỹ chống dịch lây lan yếu kém hơn các nước châu Âu hay không, GS. Grossbard đã cho thêm biến nhân khẩu học và kinh tế học như biến giải thích vào mô hình hồi quy. Sự khác biệt giữa việc phòng chống dịch giữa Mỹ và châu Âu được giải thích như sau:

  • Các nước châu Âu ít tốn thời gian trong việc đóng cửa các trường học.
  • Các nước châu Âu cũng mất ít thời gian cho việc ban hành quy định đóng cửa (Lockdown) toàn bộ.
  • Sau 100 ngày bắt đầu lây lan đại dịch có 14% các cửa hàng ở châu Âu đã đóng cửa, và trong đó có 9% quốc gia châu Âu đóng cửa (Lockdown) một phần.

Và một vấn đề dễ dàng nhận thấy rằng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhiều trường học đóng cửa, việc này khiến nhiều người mẹ lựa chọn ở nhà để chăm sóc con cái nhiều hơn nam giới, khiến cho tỷ lệ nữ giới rời khỏi lực lượng lao động gia tăng. Nghĩa là, người lao động sẽ dành thời gian cho các công việc trong gia đình nhiều hơn cho thị trường lao động. Và việc phụ nữ dành nhiều thời gian cho gia đình sẽ thế nào khi phân chia tài sản khi ly hôn là một vấn đề được đặt ra cho các nhà làm luật, nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ có công việc chính là nội trợ.

Tọa đàm đã diễn ra thành công, tốt đẹp, các nhà nghiên cứu đã có cơ hội trao đổi và học hỏi được thêm nhiều ý tưởng thú vị liên quan đến lĩnh vực kinh tế hộ gia đình trong bối cảnh tác động khó lường của đại dịch covid-19 đến nền kinh tế toàn cầu.

Một số hình ảnh chụp lại tại buổi tọa đàm:

ThS. Huỳnh Lưu Đức Toàn phát biểu chào mừng GS. Grossbard đến tham dự tọa đàm với tư cách diễn giả

GS. Grossbard tổng quan các bài nghiên cứu liên quan đến Kinh tế hộ gia đình

GS. Grossbard trình bày kết quả phân tích mô hình nghiên cứu


Nhiều nhà nghiên cứu cùng trao đổi, đóng góp ý kiến thảo luận

GS. Nguyễn Trọng Hoài cảm ơn sự tham dự của GS. Grossbard và các nhà nghiên cứu

GS. Grossbard cùng chụp hình lưu niệm với các nhà nghiên cứu tham dự Tọa đàm JST tháng 7

Để tiếp tục chuỗi các Tọa đàm JABES Seminar Talks (JST) thuộc Hội nghị chuyên đề “Kinh tế và Kinh doanh: Hội nghị về sự bất ổn toàn cầu” (Economics and Business: Agendas for the Uncertain World), vào ngày 09/09/2021 tới đây sẽ tiếp tục diễn ra Buổi tọa đàm JST Tháng 9 với sự hiện diện và trình bày của Giáo sư Mariano Massimiliano Croce với chủ đề “ Các thị trường giữa Đại dịch COVID-19: Sự lây nhiễm, Chủng Virus và Sự lan truyền thông tin?” (When the Markets Get COVID: Contagion, Viruses, and Information Diffusion?). Giáo sư Mariano Massimiliano Croce đang làm việc tại Đại học Bocconi (Italy), đồng thời ông còn là Đồng Tổng Biên tập của Economics Letters. GS. Mariano Massimiliano Croce đã xuất bản các nghiên cứu trên các tạp chí học thuật hàng đầu như American Economic Review, The Journal of Political Economy, The Journal of Finance. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp mặt của quý thầy cô trong chuỗi tọa đàm JST 2021 của JABES. Để đăng ký và biết thêm các thông tin chi tiết khác, vui lòng truy cập đường dẫn sau: shorturl.at/mvRY8Chúng tôi rất hy vọng chuỗi Tọa đàm JST này sẽ mang lại nhiều ý tưởng quý giá cho việc nghiên cứu của tất cả trong tương lai.

Thông tin thêm

Tất cả các thông tin mới JABES và các sự kiện nổi bật như Hội thảo khoa học quốc tế ACBES, chuỗi Tọa đàm JST sẽ được cập nhật liên tục trên các kênh thông tin chính thức của JABES như sau:

JABES Facebook: https://www.facebook.com/jabes.ueh.edu.vn

JABES Website: http://www.jabes.ueh.edu.vn/

JABES on Emerald Group Publishing: https://www.emeraldgrouppublishing.com/journal/jabes

ACBES Website: https://acbes.ueh.edu.vn/

JABES Youtube: http://shorturl.at/jnoOR

Tin, ảnh: JABES

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021