[Podcast] Thực hành tài chính bền vững tại doanh nghiệp: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao nhận thức người tiêu dùng
11 Tháng Mười, 2021
Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sức ép của các bên liên quan, chuyển đổi số và kinh doanh bền vững trở thành con đường phát triển chính cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được các quyết định đầu tư bền vững, phát triển được dữ liệu ESG; và việc công bố thông tin về ESG của doanh nghiệp lại có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tại Việt Nam, Thông tư 155/2015/TT-BTC cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin về mục tiêu phát triển bền vững và báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội. Trong bài chia sẻ này, chuyên gia UEH đã phỏng vấn sâu một số các DN nằm trong top 10 và top 100 có báo cáo bền vững tốt nhất để chỉ ra động cơ thực hành tài chính bền vững, các nhân tố tác động đến mức độ chuyển đổi số và thực hành tài chính bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyển đổi số và kinh doanh bền vững – Con đường phát triển cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đề cập đến việc tích hợp big data, trí tuệ nhân tạo (AI), nền tảng di động, blockchain và Internet vạn vật (IoT) trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, ra quyết định tài chính và đầu tư (Oertli, 2020). Tài chính bền vững (Sustainable Finance) đề cập đến quá trình ra quyết định đầu tư, trong đó các yếu tố ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) được đánh giá cẩn trọng với định hướng gia tăng đầu tư dài hạn vào các dự án và các hoạt động kinh tế bền vững (Schoenmaker, D.; Schramade, W.; 2019). Khi doanh nghiệp tích hợp hai mảng này với nhau nghĩa là họ đang ứng dụng chuyển đổi số vào thực hành tài chính bền vững: tận dụng lợi thế của các công nghệ mới nổi để thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra được các quyết định tài chính và đầu tư vừa đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn lồng ghép được mục tiêu xã hội và môi trường (Oertli, 2020).
Doanh nghiệp tận dụng lợi thế của các công nghệ mới nổi để thu thập và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết tài chính & đầu tư
Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sức ép của các bên liên quan, chuyển đổi số và kinh doanh bền vững trở thành con đường phát triển chính cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được các quyết định đầu tư bền vững thông qua việc đánh giá được hành vi người tiêu dùng, đánh giá được các rủi ro khi môi trường kinh doanh thay đổi và công nghệ mới xuất hiện. Chuyển đổi số cũng giúp các doanh nghiệp phát triển được dữ liệu ESG; và, việc công bố thông tin về ESG của doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông lại có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Chi tiêu cho dữ liệu ESG tiếp tục tăng nhanh chóng do nhu cầu của khách hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Chất lượng và độ tin cậy kém của dữ liệu và phân tích ESG vẫn là rào cản quan trọng nhất cản trở sự tăng trưởng của tài chính bền vững
Do đó, để chuyển đổi số thành công, hướng đến hoạt động kinh doanh bền vững, câu hỏi quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần trả lời là chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được mục tiêu và nhu cầu tiên quyết nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp sắp xếp trình tự ưu tiên và vạch lộ trình triển khai từng bước phù hợp với khả năng tài chính và nguồn nhân lực. Ngoài ra, tận dụng mô hình SASE của Gatner (mô hình có thể tích hợp Security vào các tính năng của SD-WAN và cung cấp chúng dưới một dịch vụ duy nhất) để góp phần tháo gỡ rào cản về tài chính và nhân lực trong quá trình chuyển đổi số cũng là một gợi ý. Đặc biệt, phải hướng đến việc tạo ra nhiều dữ liệu cần thiết và hữu ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả khách hàng của mình. Trong quá trình chuyển đổi số mỗi doanh nghiệp cũng cần xem xét chọn lọc các“đối tác trong chia sẻ tài nguyên và dữ liệu dùng chung” để tiết kiệm chi phí và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Facebook và Google là một ví dụ điển hình cho khía cạnh này.
Ứng dụng chuyển đổi số vào thực hành tài chính bền vững: Không chỉ riêng nỗ lực từ phía doanh nghiệp!
Không thể chỉ có nỗ lực từ một phía là các doanh nghiệp, câu chuyện ứng dụng chuyển đổi số vào thực hành tài chính bền vững tại các doanh nghiệp của Việt Nam muốn thành công, cần phải có sự trợ lực từ nhiều phía.
Trong bối cảnh hiện tại, nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, về tài chính bền vững có lẽ vẫn là gốc rễ của vấn đề. Bởi trong 2 động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số và thực hành tài chính bền vững: (1) thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng, và (2) là một tình huống kinh doanh, thì động cơ (2) mang tính “căn cơ” và mạnh mẽ hơn. Và, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam được đánh giá thực hành tài chính bền vững tốt đều là những doanh nghiệp có các cổ đông chiến lược đến từ những quốc gia phát triển, hoặc sản phẩm của họ chủ yếu được xuất khẩu sang các nước phát triển (Châu Âu, Thụy Sĩ, Mỹ…) – nơi mà nhận thức của người tiêu dùng về biến đổi khí hậu và lựa chọn tiêu dùng xanh đã ở mức cao. Hiện tại nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam về biến đổi khí hậu và thực hành tài chính bền vững chưa cao, nhưng khi nhận thức của họ được nâng lên, cộng với việc có những tác động khuyến khích, họ sẽ gia tăng tỷ lệ tiêu dùng “xanh”. Họ quan tâm hơn trong việc lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường không chỉ ở bản chất của sản phẩm mà còn xem xét quá trình sản xuất của doanh nghiệp và cả chuỗi cung ứng sản phẩm đó có gây hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng hay không?. Thay đổi này nếu được diễn ra trên diện rộng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp thực hành tài chính bền vững và ứng dụng chuyển đổi số để có thể nắm bắt và đáp ứng thị hiếu tiêu dùng “xanh” của khách hàng.
80% doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng về chuyển đổi số (Nguồn: VCCI)
Bên cạnh nhận thức của người tiêu dùng, thì nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp về chuyển đổi số và tài chính bền vững cũng là vấn đề quan trọng. Từ khảo sát của VCCI, của Bộ công Thương và của Cisco đều cho thấy, trên 80% doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng về chuyển đổi số. Quá trình phỏng vấn sâu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự. Đặc biệt, kết quả phỏng vấn cho thấy, những doanh nghiệp đã thực hiện quá trình chuyển đổi số và vận dụng chuyển đổi số vào thực hành tài chính bền vững khá thành công đều khẳng định: “nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo đóng vai trò mấu chốt”.
Ngoài ra, tại Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất (1992), các nhà lãnh đạo cấp cao của các quốc gia cũng đã thừa nhận rằng, hầu hết các thách thức về môi trường và phát triển bền vững đều có nguồn gốc trong hoạt động của từng quốc gia, từng địa phương, từng lĩnh vực. Do vậy, bản địa hóa, địa phương hóa và lĩnh vực hóa các mục tiêu phát triển bền vững sẽ thu hút sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Vai trò của Chính phủ, Chính quyền địa phương và của các ban ngành trong việc thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số vào thực hành tài chính bền vững
Với các phân tích ở trên, để thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong thực hành tài chính bền vững, rất cần các chính sách phù hợp của Chính phủ, Chính quyền địa phương và cả các ban ngành. Cụ thể:
Thứ nhất, thông qua tổ chức Đoàn thanh niên, sử dụng Hiệu ứng đám đông của mạng xã hội để triển khai các chương trình tuyên truyền, thuyết phục người dân thay đổi thói quen sinh hoạt và thực hiện tiêu dùng “xanh”. Về lâu dài, giáo dục về biến đổi khí hậu và các vấn đề xã hội phải được lồng ghép vào các môn học và hoạt động liên quan từ chương trình mầm non, tiểu học, giáo dục phổ thông.
Thứ hai, hệ thống ngân hàng cũng có thể có đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và khuyến khích các doanh nghiệp thực hành tài chính bền vững. Tuy vậy, việc lồng ghép nhiệm vụ thúc đẩy phát triển bền vững không được làm sao nhãng hay phương hại đến nhiệm vụ chính của ngân hàng trung ương và phải đảm bảo được tình trạng “win-win” của các tổ chức tín dụng vì bản thân các tổ chức tín dụng (ngoại trừ các ngân hàng chính sách) vẫn phải thực hiện mục tiêu lợi nhuận của mình.
Ngân hàng ngày càng tài trợ các dự án xanh, bền vững
Thứ ba, Chính phủ và chính quyền các địa phương nên chủ động thống kê và so sánh kết quả kinh doanh trước và sau khi ứng dụng chuyển đổi số vào thực hành tài chính bền vững của các doanh nghiệp thành công để làm minh chứng truyền thông về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức và quyết tâm chuyển đổi số của lãnh đạo các doanh nghiệp.
Thứ tư, Chính phủ và chính quyền các địa phương cần phải cụ thể hóa mục tiêu phát triển bền vững gắn với đặc thù của từng địa phương, từng lĩnh vực. Đồng thời, tiến hành phân bổ ngân sách theo trình tự ưu tiên theo các mục tiêu đã vạch ra; có chính sách khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp và cư dân hướng đến các mục tiêu cụ thể này qua hoạt động đầu tư và tiêu dùng của họ.
Thứ năm, khuyến khích các tổ chức nghiên cứu và các doanh nghiệp phát triển dữ liệu về ESG, đồng thời bản thân Chính phủ và Chính quyền địa phương cũng cần đầu tư cho việc thu thập dữ liệu về phát triển bền vững một cách bài bản vì khi thiếu dữ liệu thì các chủ thể liên quan không thể biết phải làm gì để đạt mục tiêu.
Thứ sáu, sắp xếp và khai thác các nguồn lực, sử dụng chúng một cách thật hiệu quả để hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số, hỗ trợ phát triển các nền tảng số cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số phải đi vào thực chất, nguồn quỹ phải được sử dụng cho việc hỗ trợ thật sự hữu ích thay vì tiêu dùng cho các hoạt động mang tính hình thức như lễ công bố, hội họp,…
Cuối cùng, nên thực hiện khảo sát trên diện rộng để có thể xây dựng được khung chính sách và đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm triển khai và phát triển thành công thị trường “trái phiếu xanh” ở Việt Nam.
Tóm lại, ứng dụng chuyển đổi số vào thực hành tài chính bền vững chính là con đường “đầu tư dài hạn” và cần thiết của các doanh nghiệp. Xem đầy đủ bài nghiên cứu “Chuyển đổi số, nhận thức người tiêu dùng về biến đổi khí hậu và thực hành tài chính bền vững”tại đây. (Tác giả: PGS.TS. Bùi Thị Mai Hoài – Viện trưởng Viện Tài chính bền vững SFI – UEH)
Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, trân trọng kính mời Quý độc giả đón Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ kỳ 6 “Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số (phần 1): Xu thế của thời đại”.
Tin, ảnh: PGS.TS. Bùi Thị Mai Hoài, Phòng Marketing – Truyền thông.
Giọng đọc: ThS. Phạm Nguyễn Hoài.
[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên
22 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Kinh tế tuần hoàn – Chìa khóa đạt được phát triển bền vững
16 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên
9 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Và Hành Vi Ngoài Vai Trò Của Công Chức
29 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Định Hình Chiến Lược Phát Triển Toàn Diện, Bền Vững Cho Đất Nước
25 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Mô Hình Đại Học Bền Vững Dành Cho Các Thị Trường Mới Nổi
19 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Những Tiếp Cận Mới Nhất Dành Cho Các Đại Học Bền Vững
11 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường
24 Tháng Năm, 2024
Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2018
23 Tháng Năm, 2024
Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
15 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
14 Tháng Năm, 2024
Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
8 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
7 Tháng Năm, 2024
[podcast] Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)
8 Tháng Mười Hai, 2023
Promoting Learner Autonomy in English Language Learning (Part 2)
28 Tháng Mười Một, 2023
[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
10 Tháng Mười Một, 2023
ArtTech and sustainable development
27 Tháng Mười, 2023
Cộng đồng ArtTech đầu tiên tại Việt Nam – Một năm nhìn lại
9 Tháng Mười, 2023
ArtTech – Một xu hướng tương lai
5 Tháng Mười, 2023
ArtTech và phát triển bền vững
3 Tháng Mười, 2023
[Podcast] Máy Tính Và Công Nghệ “Không Đi Một Mình” – Phần 4
24 Tháng Bảy, 2023
[Podcast] Tác Động Của Đồng Tiền Kỹ Thuật Số Đến Tỷ Giá Hối Đoái
14 Tháng Mười Một, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Ngành Du Lịch Việt Nam
5 Tháng Năm, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam
25 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Phân Tích Dữ Liệu Con Người Tại Việt Nam
18 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Nông Nghiệp Ở Việt Nam
11 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Mô Hình Kinh Tế Chia sẻ: Các Vấn Đề Quản Lý Ở Việt Nam
21 Tháng Một, 2022
[Podcast] Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến Trong Ngành Du Lịch
15 Tháng Một, 2022
[Podcast] Chính Sách Lao Động Việc Làm Cho TP. HCM Trong Giai Đoạn Sau Giãn Cách
28 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xây Dựng Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung Dựa Trên Công Nghệ Blockchain
24 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Trong Thế Giới Số: Góc Nhìn Từ Nghề Nghiệp Kế Toán, Kiểm toán
21 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Tại UEH: Hướng Đến Đại Học Bền Vững
14 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xu Hướng Kinh Doanh Bán Lẻ Trực Tuyến Thời Kỳ Covid
10 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế
7 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế
2 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm
30 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Từ Góc Nhìn Khai Thác Dữ Liệu Lớn (Big Data)
17 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 5 : Tiền Ổn Định Tư Nhân Diem
5 Tháng Mười Một, 2021
Đứt gãy chuỗi cung ứng vùng trọng điểm phía Nam: 8 giải pháp
20 Tháng Mười, 2021
[Podcast]Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 2: Những Cột Mốc Phát Triển
19 Tháng Mười, 2021
[Podcast] Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số – Phần 1: Xu thế của thời đại
15 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (Phần 3): Các Giải Pháp Hỗ Trợ
8 Tháng Mười, 2021
UEH chủ trì thành công Hội thảo ICBF 2021
7 Tháng Mười, 2021
GRSD 2021- Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”
6 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?
4 Tháng Mười, 2021
‘Đổi mới giáo dục nghề nghiệp là động cơ tăng trưởng kinh tế’
30 Tháng Chín, 2021
Giải pháp “mở cửa” an toàn với các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
27 Tháng Chín, 2021
Khi cuộc sống “bình thường mới”, nơi ở cho người lao động cần được quan tâm
9 Tháng Chín, 2021
Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam
6 Tháng Chín, 2021
Webinar: Tương lai ngành Thẩm định giá trong thập niên mới
17 Tháng Tám, 2021
Hãy là người dùng thông minh khi đón nhận và chia sẻ thông tin
9 Tháng Tám, 2021
Webinar: An toàn thông tin kế toán trong kỷ nguyên số
3 Tháng Tám, 2021
Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?
20 Tháng Bảy, 2021
Chu kỳ giảm giá của đồng USD?
TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai
ThS. Tô Công Nguyên Bảo
26 Tháng Sáu, 2021
Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?
TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong trường đại học: Dạy học trực tuyến sẽ trở thành xu hướng tất yếu
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
26 Tháng Sáu, 2021
Tiền số ngân hàng Trung ương – Vận hành và thử nghiệm
Châu Văn Thành
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam
Khoa Quản lý nhà nước
26 Tháng Sáu, 2021
“Cấp cứu” doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19 thứ 4
23 Tháng Sáu, 2021
Chuyên gia UEH: Việt Nam nên kết hợp tiêm vaccine miễn phí và dịch vụ
23 Tháng Sáu, 2021
Hội thảo khoa học về Thị trường bảo hiểm Việt Nam (Conference on Vietnam’s Insurance Industry – CVII)
Khoa Toán – Thống Kê
7 Tháng Sáu, 2021
Muốn có trung tâm tài chính phải có chiến lược thích ứng
Khoa Tài chính
5 Tháng Sáu, 2021
Bảo vệ thông tin cá nhân trong thời kỳ chuyển đổi số dưới góc nhìn pháp luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán
Bộ Khoa học và Công nghệ
5 Tháng Sáu, 2021
Sự hữu ích của Lý thuyết trò chơi: Thảo luận về giải Nobel Kinh tế năm 2020
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Đoán định tư pháp: Xu thế mới trong hành nghề Luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Nghiên cứu Kinh tế học lao động trong sự biến động của thế giới
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Kết hợp Nghệ thuật và Công nghệ hướng đến Thành phố thông minh đáng sống
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Chuỗi bài “The Basics of B2B”: Thị trường việc làm rộng mở nhiều sinh viên chuyên ngành Marketing đang bỏ quên
TS. Đinh Tiên Minh
5 Tháng Sáu, 2021
Môi trường không phải để nhà đầu tư xài miễn phí!
TS. Phạm Khánh Nam
5 Tháng Sáu, 2021
2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
5 Tháng Sáu, 2021
Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp
Phạm Khánh Nam, Việt Dũng
5 Tháng Sáu, 2021
Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền
Quách Doanh Nghiệp
5 Tháng Sáu, 2021
Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn
5 Tháng Sáu, 2021
Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt
Ths. Lê Thị Hồng Hoa
5 Tháng Sáu, 2021