Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2018

23 Tháng Năm, 2024

Nhằm đánh giá chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2021 thông qua việc đo lường mức độ phát thải khí CO2, nhóm nghiên cứu sinh viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện chủ đề nghiên cứu “Tác động của các chỉ số kinh tế xã hội lên phát thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2018”. Đây cũng là nền tảng để có thể nghiên cứu và phát triển chính sách phát triển bền vững tại Việt Nam.

Nhằm đánh giá chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2021 thông qua việc đo lường mức độ phát thải khí CO2, nhóm nghiên cứu sinh viên của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện chủ đề nghiên cứu “Tác động của các chỉ số kinh tế xã hội lên phát thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2018”. Đây cũng là nền tảng để có thể nghiên cứu và phát triển chính sách phát triển bền vững tại Việt Nam. 

Vào năm 2020, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đạt tăng trưởng dương do có nền kinh tế vững chắc trước đó. Tuy nhiên, vào năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm xuống thấp hơn so với năm trước khi bị ảnh hưởng mạnh bởi các đợt bùng phát dịch COVID-19, đặc biệt là từ biến thể Delta tại TP.HCM và một số tỉnh thành khác. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều quốc gia trên thế giới, khi đại dịch COVID-19 gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn, đẩy nhiều quốc gia vào tình trạng tăng trưởng âm trong năm 2020. Dù vậy, cũng có nhiều nước đã có những bước phục hồi tích cực và đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn chỉ trong vào một năm sau. Chính vì vậy, bài nghiên cứu được ra đời nhằm đánh giá chiến lược phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát thông qua việc đo lường mức độ phát thải khí CO2.

Các chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến phát thải CO2

Với đề tài này, nhóm nghiên cứu UEH tập trung nghiên cứu chỉ số phát thải carbon (CO2) và các chỉ số khác liên quan đến kinh tế xã hội như GDP, TR, PD, FDI và K.

Chỉ số đầu tiên được đề cập chính là Bình quân đầu người – GDP, một chỉ số thường được coi là rất quan trọng để đo lường phát thải CO2, như đã được nhiều nghiên cứu trước đây chứng minh (Al-Mulali, Saboori, & Ozturk, 2015; Alam, Murad, Noman, & Ozturk, 2016; Apergis & Ozturk, 2015; Saboori & Sulaiman, 2013; Shahbaz, Khraief, Uddin, & Ozturk, 2014; Tiwari, Shahbaz, & Adnan Hye, 2013). Tuy nhiên, các kết quả từ những nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa GDP và phát thải CO2 trong cả ngắn hạn và dài hạn vẫn chưa đồng nhất. Chính điều này càng làm nổi bật vấn đề về tác động của sự phát triển kinh tế đến môi trường.

Tỷ lệ thương mại – TR là chỉ số thứ 2 được đề cập trực tiếp trong mối quan hệ với phát thải CO2, đặc biệt trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển và xuất khẩu là nguồn gốc chính của phát thải carbon dioxide. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của lượng khí thải CO2 toàn cầu, với nhiều khí thải được tạo ra trong quá trình xuất khẩu từ các nền kinh tế mới nổi. Do đó, nhóm tác giả cũng tập trung xem xét vai trò của xuất khẩu đối với cường độ CO2 toàn cầu và khu vực để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Chỉ số thứ 3 là mật độ dân số – PD, vì hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây ra phát thải CO2. Như báo cáo thứ năm của IPCC đã xác định rằng: hoạt động của con người chiếm 95% nguyên nhân tăng lượng khí thải carbon dioxide.

Chỉ số thứ 4 được nhóm tác giả quan tâm là đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI, một yếu tố quan trọng trong mô hình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2. FDI không chỉ cung cấp vốn mà còn mang lại công nghệ, kỹ năng quản lý, tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu, tất cả đều ảnh hưởng đến lượng khí thải CO2. Tại Việt Nam, với lĩnh vực sản xuất là nguồn nhận FDI lớn nhất, cũng đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài (UNCTAD, 2022).

Cuối cùng là chỉ số Tích lũy vốn gộp – K, một trong những yếu tố chính quyết định đến sự tăng trưởng của một quốc gia. Mối quan hệ giữa Tích lũy vốn gộp và môi trường không đồng nhất đối với các quốc gia, và việc hình thành vốn có thể cải thiện môi trường khi sử dụng cả FDI và K trong cùng một mô hình.

Để đạt được kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để đánh giá tác động của GDP, TR, FDI, K, PD đối với lượng phát thải CO2 trên đầu người hàng năm của Việt Nam. Kết hợp với việc phân tích các kiểm định gốc đơn vị ADF và PP, kiểm định đường bao (Bound test), ước lượng mô hình ARDL, ước lượng hệ số dài hạn của mô hình, tính toán tác động ngắn hạn bằng mô hình ECM và các kiểm định chẩn đoán, để có được kết quả nghiên cứu cuối cùng rằng: tăng trưởng GDP và FDI gây ra tác động tiêu cực đối với việc phát thải CO2. Ngược lại, TR và K lại có tác động tích cực lên phát thải CO2. Trong khi đó, biến PD không có ý nghĩa đáng kể.

Tác động của các chỉ số kinh tế xã hội lên phát thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1990 đến 2018

*Tăng trưởng GDP của Việt Nam tương đồng với tăng tỷ lệ phát thải CO2

Trong dài hạn, tăng trưởng GDP của Việt Nam tương đồng với tăng tỷ lệ phát thải CO2. Điều này có thể giải thích qua hai góc độ chính: kiểm tra giả thuyết về đường cong Kuznets về môi trường (EKC) và các nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường. Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tập trung vào công nghệ hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thị trường toàn cầu, tạo ra tác động tích cực đến GDP nhưng đồng thời cũng gây ra tác động tiêu cực lên môi trường, đặc biệt là tăng tỷ lệ phát thải CO2 hàng năm.

*Tăng FDI trong dài hạn giảm tỷ lệ phát thải CO2

Tương tự, tăng FDI trong dài hạn cũng đã giảm tỷ lệ phát thải CO2. Điều này là do FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ xanh và cải tiến công nghệ từ các nước phát triển, cùng với cơ chế chính sách mới để hấp dẫn và quản lý FDI, góp phần giảm phát thải CO2.

*Sự gia tăng vốn tích lũy K có mối quan hệ tích cực với CO2

Đối với chỉ số K, mặc dù có nhiều quan điểm đối nghịch về tác động của K đối với khí thải CO2, nhưng nghiên cứu này vẫn làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa FDI và K đối với mô hình phát thải CO2. Ngoài ra, có kết luận cho rằng sự gia tăng vốn tích lũy K có mối quan hệ tích cực với CO2 do việc tăng K trong bối cảnh hạn chế về các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.

*TR có tác động tiêu cực lên phát thải CO2

Trong dài hạn, thương mại (TR) có tác động tiêu cực lên phát thải CO2, điều này được nhiều nghiên cứu trước đó chứng minh. Một số giả thuyết như giả thuyết chữ U của Grossman và Krueger có thể giải thích kết quả này, trong đó mở cửa thương mại có thể tạo ra “hiệu ứng quy mô”, “hiệu ứng kỹ thuật” và “hiệu ứng cấu thành”, dẫn đến giảm lượng khí thải CO2.

Ý nghĩa nghiên cứu và đề xuất

Bài nghiên cứu đo lường tác động của các yếu tố về vốn, thương mại và dân số đến hàm phát thải khí CO2 để từ đó đưa ra một số chính sách phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, giúp các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp nâng cao tính hiệu quả trong việc xây dựng các đề án nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.

Về tổng sản phẩm quốc nội, Chính phủ cần ưu tiên môi trường song song với tăng trưởng GDP bằng việc tạo ra môi trường sản xuất tiêu chuẩn và hướng dẫn doanh nghiệp giảm phát thải CO2. Đối với FDI, Nhà nước cần có chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các dự án có tác động tích cực đến công nghiệp nội địa và giảm phát thải CO2. Đối với việc tích lũy vốn gộp (K), cần quan tâm đến việc tăng cường kiểm soát và đầu tư vào R&D về công nghệ xanh. Không những thế, về khía cạnh thương mại liên quan đến chỉ số TR, cần phát triển môi trường thuận lợi và đưa ra điều kiện địa phương để giảm phát thải CO2 và thúc đẩy thương mại bền vững.

Bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế khi sử dụng các số liệu trong giai đoạn trước đại dịch COVID-19. Các diễn biến phức tạp của dịch bệnh ở các giai đoạn khác nhau có thể ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế – xã hội trong mô hình. Ngoài ra, bài nghiên cứu chưa tiếp cận đến các chỉ số về năng lượng – một yếu tố khá cốt lõi tác động đến phát thải CO2. Thế nhưng, ở phạm vi lớn hơn, các kết quả của nghiên cứu này phần nào sẽ cung cấp thông tin về những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát thải CO2, giúp Chính phủ và doanh nghiệp điều chỉnh và phát triển các chính sách để đáp ứng các mục tiêu phát triển. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng mang ý nghĩa tích cực đối với Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và xã hội nói chung trên hành trình hướng tới một môi trường xanh, bền vững, cũng như giúp cho sinh viên UEH tiếp cận với vấn đề môi trường dưới góc nhìn của một sinh viên kinh tế, phân tích và hiểu tác động của kinh tế đến môi trường.

Xem toàn bộ Bài nghiên cứu Tác động của các chỉ số kinh tế, xã hội lên phát thải CO2 ở Việt Nam giai đoạn 1998 – 2018 TẠI ĐÂY.

Nhóm tác giả: Bùi Thị Huyền, Nhang Thị Mỹ Hậu, Trần Mỹ Huyền – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là bài viết nằm trong chuỗi bài Cộng đồng nghiên cứu xanh với thông điệp “Research Contribution for UEH Living Lab Green Campus”, UEH trân trọng kính mời cộng đồng cùng đón xem bản tin Cộng đồng nghiên cứu xanh #2 tiếp theo.

*Nhằm tạo điều kiện tối đa để phát triển “Cộng đồng nhà nghiên cứu xanh UEH”, các thành viên trong cộng đồng sẽ được tham dự lớp phương pháp nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ đề Living lab, Green Campus. Bên cạnh đó, khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn, nhóm nghiên cứu sẽ nhận được Giấy chứng nhận của Ban Đề án Đại học bền vững UEH và kinh phí hỗ trợ đối với một đề tài đạt tiêu chuẩn.

Tin, ảnh: Tác giả, Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên UEH, Phòng Marketing  Truyền thông UEH

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021