Toạ đàm JST 2021 tháng 9 về chủ đề: “Các thị trường giữa Đại dịch COVID-19: Sự lây nhiễm, chủng virus và sự lan truyền thông tin”
21 Tháng Chín, 2021
Nằm trong kế hoạch tổ chức chuỗi Hội nghị chuyên đề “Kinh tế và Kinh doanh: Hội nghị về sự bất ổn toàn cầu” (Economics and Business: Agendas for the Uncertain World), chiều ngày 9/9/2021, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) tiếp tục tổ chức thành công Buổi tọa đàm trực tuyến tháng 9, với sự trình bày của Giáo sư Mariano Massimiliano Croce về chủ đề “Các thị trường giữa Đại dịch COVID-19: Sự lây nhiễm, chủng virus và sự lan truyền thông tin”. Buổi tọa đàm đã thu hút đông đảo hơn 70 nhà nghiên cứu tham dự; trong đó, có những nhà nghiên cứu đến từ châu Á là những cá nhân thường xuyên có mặt trong các sự kiện khoa học của Tạp chí.
Giáo sư Mariano Massimiliano Croce là giáo sư tại Đại học Bocconi (Italy), đồng thời ông còn là Đồng Tổng Biên tập tạp chí Economics Letters và là tác giả đã có nhiều bài viết được xuất bản trên các tạp chí học thuật hàng đầu như: American Economic Review, The Journal of Political Economy, The Journal of Finance…
Về chủ đề “Các thị trường giữa Đại dịch Covid-19: Sự lây nhiễm, chủng virus và sự lan truyền thông tin” (When the Markets Get COVID: Contagion, Viruses, and Information Diffusion?), GS. Mariano Massimiliano Croce và cộng sự đã nghiên cứu và cho thấy đại dịch xảy ra với tần suất ngày càng tăng, nhất là giai đoạn từ sau năm 1980; đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
Đại dịch xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe con người mà còn tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu. Xuất phát từ gợi ý của GS. Barker (2016) về thu thập dữ liệu báo chí – những bài báo đã lưu hành trong nhiều thập kỷ ở hầu hết các quốc gia và trong nhiều thế kỷ ở một số quốc gia, GS. Mariano Massimiliano Croce và cộng sự phát triển bộ dữ liệu mới từ Twitter (từ cường độ lan tỏa tin tức trên Twitter, và sự chú ý đối với các tweet được đăng bởi các tờ báo lớn với các từ khóa như “Coronavirus” và “Covid-19”) để xem xét mức độ biểu hiện của các thị trường tài chính lớn đối với những tin tức về nguy cơ lây lan đại dịch toàn cầu có tính đến các điều kiện dịch bệnh địa phương.
Thông qua tính nhanh chóng và tiện lợi của Twitter, các dòng tweet có thể được đăng tải rất nhanh, tạo ra năng suất truyền tải thông tin lớn hơn nhiều so với các phương tiện truyền thông khác. Từ dữ liệu thu thập này, kết quả nghiên cứu của GS. Mariano Massimiliano Croce và cộng sự cho thấy:
- Thị trường chứng khoán nói chung đều bị ảnh hưởng gần như ngay lập tức bởi các thông tin được công bố về Covid-19. Sự ảnh hưởng này diễn ra mạnh hơn ở các quốc gia mới nổi với mức tăng lợi nhuận nhảy vọt; trong trường hợp thị trường chỉ bao gồm những thông tin xấu, lợi nhuận tăng nhẹ ở các nước phát triển trong khi ghi nhận mức tăng cao ở các nước mới nổi. Đối với các nước có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao, cả hai thị trường đều có chiều hướng gia tăng lợi nhuận; tuy nhiên, trong khi các nước phát triển phản ứng tức thời với thông tin thì ở các thị trường mới nổi, lợi nhuận tăng dần và ghi nhận mức tăng cao nhất sau 45 phút thông tin được công bố. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch tăng trước thời điểm công bố thông tin và điều chỉnh giảm sau đó, mức độ phản ứng cũng ghi nhận mạnh hơn ở các nước mới nổi.
- Đối với trái phiếu chính phủ, trong khoảng thời gian ± 60 phút xung quanh thông báo, không có điều chỉnh đáng kể nào về lợi tức trái phiếu ở các nước phát triển. Còn đối với các nước mới nổi, trái phiếu chính phủ giảm giá trước các thông báo, và sau đó điều chỉnh tăng. Tuy vậy, lợi nhuận tích lũy gần như bằng không ở cả hai nhóm nước. Quan sát này khá quan trọng vì cho thấy sự không chắc chắn về tiền mặt là một yếu tố quan trọng, và mang tính quyết định đến thị trường; đồng thời cho thấy trái phiếu chính phủ không chịu tác động nhiều từ các tin tức về dịch bệnh.
- Khi quan sát phản ứng với các thông tin nội bộ về dịch bệnh Covid-19 của quốc gia, GS. Mariano Massimiliano Croce và cộng sự nhận thấy rằng trái phiếu không chịu tác động đáng kể trong khi cổ phiếu lại có xu hướng giảm giá trước thời điểm công bố thông tin rồi tăng giá sau đó.
Kết thúc phần trình bày của GS. Mariano Massimiliano Croce, các nhà nghiên cứu tham dự Tọa đàm đã đặt nhiều câu hỏi thảo luận sôi nổi về cách thức thu thập và phân tích dữ liệu; đồng thời gửi lời cảm ơn đến GS. Mariano Massimiliano Croce vì những gợi ý nghiên cứu thú vị, cũng như những đóng góp mang tính dự báo về ảnh hưởng của các đại dịch có thể xảy ra tiếp theo trong tương lai.
Sau gần 2 tiếng ngắn ngủi nhưng cô đọng, Buổi Tọa đàm tháng 9 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đáng chú ý, một nhà nghiên cứu trẻ đã chia sẻ cảm nhận của bản thân rằng: “Đây là một trong những bài thuyết trình về tài chính toàn cầu hay nhất tôi từng được nghe, vì chủ đề được GS. Mariano Massimiliano Croce đưa ra có tính thời sự rất cao và cách trình bày của giáo sư vô cùng cô đọng, dễ hiểu”.
Một số hình ảnh về buổi tọa đàm trực tuyến:
GS. Mariano Massimiliano Croce trình bày chủ đề nghiên cứu
Các nhà nghiên cứu tập trung theo dõi phần trình bày của GS. Mariano Massimiliano Croce
Các nhà nghiên cứu tham gia thảo luận sôi nổi
GS. Nguyễn Trọng Hoài – Tổng Biên tập và ThS. Huỳnh Lưu Đức Toàn – Trợ lý Tổng biên tập JABES lần lượt phát biểu cảm ơn phần trình bày của GS. Mariano Massimiliano Croce
GS. Mariano Massimiliano Croce cùng chụp hình lưu niệm với các nhà nghiên cứu tham dự Tọa đàm JST tháng 9
Để tiếp tục chuỗi Hội nghị chuyên đề “Kinh tế và Kinh doanh: Hội nghị về sự bất ổn toàn cầu” (Economics and Business: Agendas for the Uncertain World), tọa đàm JABES Seminar Talks (JST 2021) sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày 12/10/2021 với sự hiện diện và trình bày của Giáo sư Klaus F. Zimmermann – Tổng Biên tập Journal of Population Economics (ABS: 3, ABDC: A) với chủ đề “Toàn cầu hóa, Chế độ chính trị và Đại dịch Covid-19” (Globalization, Political Regimes, and the Covid-19 Pandemic). Giáo sư Klaus F. Zimmermann là nhà kinh tế học người Đức và là giáo sư danh dự về kinh tế học tại Bonn University. Ngoài ra, ông còn là giáo sư danh dự tại Maastricht University, the Free University of Berlin, và Renmin University of China của Trung Quốc, đồng thời là chủ tịch của Tổ chức Lao động Toàn cầu (Global Labor Organization). Các mối quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm dân số, lao động, phát triển và di cư.. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp mặt của quý thầy cô trong chuỗi tọa đàm JST 2021 của chúng tôi. Để đăng ký và biết thêm các thông tin chi tiết khác, vui lòng truy cập đường dẫn sau: shorturl.at/fsxJ1. Chúng tôi rất hy vọng chuỗi tọa đàm JST này sẽ mang lại nhiều ý tưởng quý giá cho việc nghiên cứu của tất cả trong tương lai.
Thông tin thêm
Tất cả các thông tin mới JABES và các sự kiện nổi bật như Hội thảo khoa học quốc tế ACBES, chuỗi Tọa đàm JST và nhiều sự kiện khác sẽ được cập nhật liên tục trên các kênh thông tin chính thức của JABES như sau:
- JABES Facebook: https://www.facebook.com/jabes.ueh.edu.vn
- JABES Website: http://www.jabes.ueh.edu.vn/
- JABES on Emerald Group Publishing: https://www.emeraldgrouppublishing.com/journal/jabes
- ACBES Website: https://acbes.ueh.edu.vn/
- JABES Youtube: http://shorturl.at/jnoOR
Tin, Ảnh: JABES
[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên
22 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Kinh tế tuần hoàn – Chìa khóa đạt được phát triển bền vững
16 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên
9 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Và Hành Vi Ngoài Vai Trò Của Công Chức
29 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Định Hình Chiến Lược Phát Triển Toàn Diện, Bền Vững Cho Đất Nước
25 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Mô Hình Đại Học Bền Vững Dành Cho Các Thị Trường Mới Nổi
19 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Những Tiếp Cận Mới Nhất Dành Cho Các Đại Học Bền Vững
11 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường
24 Tháng Năm, 2024
Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2018
23 Tháng Năm, 2024
Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
15 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
14 Tháng Năm, 2024
Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
8 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
7 Tháng Năm, 2024
[podcast] Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)
8 Tháng Mười Hai, 2023
Promoting Learner Autonomy in English Language Learning (Part 2)
28 Tháng Mười Một, 2023
[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
10 Tháng Mười Một, 2023
ArtTech and sustainable development
27 Tháng Mười, 2023
Cộng đồng ArtTech đầu tiên tại Việt Nam – Một năm nhìn lại
9 Tháng Mười, 2023
ArtTech – Một xu hướng tương lai
5 Tháng Mười, 2023
ArtTech và phát triển bền vững
3 Tháng Mười, 2023
[Podcast] Máy Tính Và Công Nghệ “Không Đi Một Mình” – Phần 4
24 Tháng Bảy, 2023
[Podcast] Tác Động Của Đồng Tiền Kỹ Thuật Số Đến Tỷ Giá Hối Đoái
14 Tháng Mười Một, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Ngành Du Lịch Việt Nam
5 Tháng Năm, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam
25 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Phân Tích Dữ Liệu Con Người Tại Việt Nam
18 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Nông Nghiệp Ở Việt Nam
11 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Mô Hình Kinh Tế Chia sẻ: Các Vấn Đề Quản Lý Ở Việt Nam
21 Tháng Một, 2022
[Podcast] Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến Trong Ngành Du Lịch
15 Tháng Một, 2022
[Podcast] Chính Sách Lao Động Việc Làm Cho TP. HCM Trong Giai Đoạn Sau Giãn Cách
28 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xây Dựng Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung Dựa Trên Công Nghệ Blockchain
24 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Trong Thế Giới Số: Góc Nhìn Từ Nghề Nghiệp Kế Toán, Kiểm toán
21 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Tại UEH: Hướng Đến Đại Học Bền Vững
14 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xu Hướng Kinh Doanh Bán Lẻ Trực Tuyến Thời Kỳ Covid
10 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế
7 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế
2 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm
30 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Từ Góc Nhìn Khai Thác Dữ Liệu Lớn (Big Data)
17 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 5 : Tiền Ổn Định Tư Nhân Diem
5 Tháng Mười Một, 2021
Đứt gãy chuỗi cung ứng vùng trọng điểm phía Nam: 8 giải pháp
20 Tháng Mười, 2021
[Podcast]Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 2: Những Cột Mốc Phát Triển
19 Tháng Mười, 2021
[Podcast] Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số – Phần 1: Xu thế của thời đại
15 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (Phần 3): Các Giải Pháp Hỗ Trợ
8 Tháng Mười, 2021
UEH chủ trì thành công Hội thảo ICBF 2021
7 Tháng Mười, 2021
GRSD 2021- Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”
6 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?
4 Tháng Mười, 2021
‘Đổi mới giáo dục nghề nghiệp là động cơ tăng trưởng kinh tế’
30 Tháng Chín, 2021
Giải pháp “mở cửa” an toàn với các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
27 Tháng Chín, 2021
Khi cuộc sống “bình thường mới”, nơi ở cho người lao động cần được quan tâm
9 Tháng Chín, 2021
Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam
6 Tháng Chín, 2021
Webinar: Tương lai ngành Thẩm định giá trong thập niên mới
17 Tháng Tám, 2021
Hãy là người dùng thông minh khi đón nhận và chia sẻ thông tin
9 Tháng Tám, 2021
Webinar: An toàn thông tin kế toán trong kỷ nguyên số
3 Tháng Tám, 2021
Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?
20 Tháng Bảy, 2021
Chu kỳ giảm giá của đồng USD?
TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai
ThS. Tô Công Nguyên Bảo
26 Tháng Sáu, 2021
Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?
TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong trường đại học: Dạy học trực tuyến sẽ trở thành xu hướng tất yếu
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
26 Tháng Sáu, 2021
Tiền số ngân hàng Trung ương – Vận hành và thử nghiệm
Châu Văn Thành
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam
Khoa Quản lý nhà nước
26 Tháng Sáu, 2021
“Cấp cứu” doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19 thứ 4
23 Tháng Sáu, 2021
Chuyên gia UEH: Việt Nam nên kết hợp tiêm vaccine miễn phí và dịch vụ
23 Tháng Sáu, 2021
Hội thảo khoa học về Thị trường bảo hiểm Việt Nam (Conference on Vietnam’s Insurance Industry – CVII)
Khoa Toán – Thống Kê
7 Tháng Sáu, 2021
Muốn có trung tâm tài chính phải có chiến lược thích ứng
Khoa Tài chính
5 Tháng Sáu, 2021
Bảo vệ thông tin cá nhân trong thời kỳ chuyển đổi số dưới góc nhìn pháp luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán
Bộ Khoa học và Công nghệ
5 Tháng Sáu, 2021
Sự hữu ích của Lý thuyết trò chơi: Thảo luận về giải Nobel Kinh tế năm 2020
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Đoán định tư pháp: Xu thế mới trong hành nghề Luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Nghiên cứu Kinh tế học lao động trong sự biến động của thế giới
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Kết hợp Nghệ thuật và Công nghệ hướng đến Thành phố thông minh đáng sống
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Chuỗi bài “The Basics of B2B”: Thị trường việc làm rộng mở nhiều sinh viên chuyên ngành Marketing đang bỏ quên
TS. Đinh Tiên Minh
5 Tháng Sáu, 2021
Môi trường không phải để nhà đầu tư xài miễn phí!
TS. Phạm Khánh Nam
5 Tháng Sáu, 2021
2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
5 Tháng Sáu, 2021
Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp
Phạm Khánh Nam, Việt Dũng
5 Tháng Sáu, 2021
Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền
Quách Doanh Nghiệp
5 Tháng Sáu, 2021
Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn
5 Tháng Sáu, 2021
Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt
Ths. Lê Thị Hồng Hoa
5 Tháng Sáu, 2021