[Podcast] Quản Lý Chất Thải Độc Hại Để Hướng Tới Phát Triển Bền Vững: Góc Nhìn Từ Doanh Nghiệp
31 Tháng Mười, 2023
Khi vấn nạn ô nhiễm môi trường đang báo động trên phạm vi toàn cầu, quản lý chất thải độc hại hiệu quả là rất quan trọng cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quản lý chất thải độc hại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tác động của nó đối với các khía cạnh khác nhau của sự phát triển bền vững vẫn chưa rõ ràng. Từ thực trạng đó, tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tiến hành nghiên cứu khám phá nhận thức về quản lý chất thải độc hại và ảnh hưởng của nó đối với thực tiễn ngành công nghiệp Việt Nam.

Ô nhiễm chất thải rắn đang rất trầm trọng
Năm 2015, Liên hợp quốc (LHQ) công bố “Transforming our world: The 2030 agenda for Sustainable Development” với 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) “được tích hợp hài hòa và cân bằng ba khía cạnh của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường”, giải quyết các thách thức toàn cầu và các kế hoạch tiềm năng để đạt được sự thịnh vượng chung. Theo đó, để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải tích hợp các khía cạnh môi trường và xã hội vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Trong số 17 SDGs này và 169 mục tiêu tương ứng, quản lý chất thải là một trong những đặc điểm cơ bản nhất.
Trên thực tế, quá trình công nghiệp hóa mở rộng nhanh chóng tạo ra một lượng lớn chất độc hại như khí độc, chất thải lỏng và chất thải điện tử (e-waste), đe dọa sự cân bằng của hệ sinh thái và sức khỏe con người trên toàn thế giới nếu chúng không được xử lý đúng cách. Mặc dù các nước phát triển đã thiết lập quy trình tiêu chuẩn hóa với chi phí xử lý cao cho các thành phần chất thải khác nhau như chất thải điện tử, nhưng chỉ 20% trong số đó (năm 2016) được xử lý phù hợp trên toàn thế giới, 80% còn lại có khả năng bị loại bỏ, buôn bán lại hoặc tái chế một cách không hiệu quả (Ilankoon & cộng sự, 2018). Số liệu này ngụ ý rằng các nước đang phát triển, nơi mà quản lý chất thải độc hại không đủ tiêu chuẩn và thiếu đầu tư, đang phải đối mặt với sự phổ biến của các cơ sở tái chế không chính thức và không được kiểm soát (Jayaraman và cộng sự, 2019; Ilankoon & cộng sự, 2018). Hơn nữa, sự gia tăng chất thải rắn công nghiệp tại các nước này còn đến từ lượng nhập khẩu rác thải bất hợp pháp từ các nước phát triển.
Tại Việt Nam, khoảng 80% tổng lượng chất thải công nghiệp được thu gom trong nước, sau đó được tháo dỡ, phân loại, xé lẻ rồi chôn lấp hoặc đốt thủ công mà không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, gây ra nguy cơ cao về các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe (ô nhiễm thứ cấp) (Intelligence, 2020; An, 2014). Ngoài ra, tương tự trường hợp của nhiều nước đang phát triển, quản lý chất thải độc hại ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp do tốc độ tăng dân số cao, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Vì vậy, để giải quyết những thách thức cụ thể này, cần có một hệ thống lý luận và thực tiễn kết hợp khung thể chế, năng lực tổ chức và đầu tư đổi mới phù hợp để xác định các nhân tố quyết định hiệu quả quản lý chất thải độc hại ở Việt Nam.
Quản lý chất thải độc hại đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Vai trò của quản lý chất thải độc hại hiệu quả trong việc cải thiện phát triển bền vững là rất rõ ràng. Một mặt, việc quản lý chất thải độc hại công nghiệp có chi phí lớn. Điều này có thể làm doanh nghiệp phải đối mặt với gánh nặng lớn về tài chính trong ngắn hạn. Mặt khác, nó lại ít tốn kém hơn so với chi phí bất ngờ phát sinh từ việc giải phóng và quản lý chất thải độc hại không đúng cách. Do đó, một quy trình xử lý chất thải phù hợp không chỉ ngăn chặn những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người mà còn hài hòa mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan đến cộng đồng và môi trường. Điều này rất quan trọng cho sự tồn tại lâu dài và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Rào cản nào khiến các doanh nghiệp chưa thực hiện hiệu quả việc quản lý chất thải độc hại?
Một số nghiên cứu đã chỉ ra những rào cản phổ biến khiến doanh nghiệp không thể tham gia quản lý chất thải độc hại như: thiếu chính sách và cơ quan quản lý phù hợp, nền tảng nhận thức hạn chế, kinh tế xã hội và các hạn chế về kỹ thuật. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc doanh nghiệp thực hiện quản lý chất thải đơn thuần là để tuân thủ quy định chứ đa phần là không chủ động. Do đó, khi không có các chính sách nghiêm ngặt và hạn chế tài chính khiến, họ không thực hiện hoặc xử lý không đúng cách.
Hơn nữa, sự chiếm lĩnh của khu vực phi chính thức cũng khiến việc kiểm soát quá trình quản lý chất thải độc hại trở nên phức tạp hơn. Thông tin tiêu cực về các hoạt động tái chế không chính thức cũng ảnh hưởng đến nhận thức của doanh nghiệp về thực hành đạo đức đối với quản lý chất thải nguy hại.
Về mặt lý thuyết, khoảng trống nghiên cứu trong các nghiên cứu trước là gì?
Một số nghiên cứu trước đã cố gắng đề xuất các giải pháp tiềm năng nhằm cải thiện quy trình xử lý chất thải độc hại thông qua việc khám phá tác động của chất thải nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Uchida et al. (2018) và Ikhlayel (2018) đề xuất giải pháp là cấm việc lưu trữ và đốt rác thải điện tử ở các khu vực công cộng. Thay vào đó, việc xử lý nên được thực hiện tại các nhà máy chuyên dụng để giảm ô nhiễm. Cheng và cộng sự. (2019) hướng đến đánh giá các nguy cơ và rủi ro của loại chất thải rắn. Từ đó, các tác giả xếp hạng các hóa chất và chất thải nguy hại, xác định ưu tiên trong việc xử lý các chất thải.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này hướng tiếp cận vấn đề một cách riêng rẽ. Việc tiếp cận phân tích, tổng hợp các khía cạnh của quản lý chất thải độc hại một cách toàn diện, có hệ thống là rất cần thiết cho sự phát triển bền vững. Từ góc độ phát triển bền vững, thực hành quản lý chất thải phải phải phù hợp với khái niệm “Triple bottom lines” (Ba điểm mấu chốt). Điều này ngụ ý rằng các chiến lược quản lý chất thải độc hại không chỉ liên quan đến khía cạnh tài chính mà còn cả khía cạnh xã hội và môi trường. Qua đó, việc mở rộng các phương pháp đánh giá phổ biến để giải quyết mối tương quan hệ thống và các giá trị đa chiều giữa môi trường, xã hội, công nghệ, và nền kinh tế là điều cần thiết.
Vấn đề quan trọng là những khía cạnh này liên quan đến các thuộc tính định tính, thường không được mô tả bằng thông tin định lượng. Bởi vì sự mơ hồ về ngôn ngữ trong nhận thức và phán đoán của con người dẫn đến sự khác biệt về ý nghĩa và cách diễn giải. Việc đánh giá các giá trị đó không thể được thực hiện với bất kỳ tham số hoặc phương pháp định lượng đơn lẻ nào. Qua đó, rất cần các phương pháp tiếp cận mới và hiệu quả đối với thông tin ngôn ngữ. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu đề cập đến cả quản lý chất thải độc hại và tính bền vững của doanh nghiệp đưa ra các ước tính thuộc tính với các tùy chọn ngôn ngữ.
Vì vậy, đề tài nghiên cứu này sử dụng lý thuyết tập mờ trong phương pháp Delphi mờ (FDM) và phương pháp thử và đánh giá ra quyết định (DEMATEL) để giải quyết những điều không chắc chắn từ ngôn ngữ định tính và xác định mối quan hệ nhân quả giữa các thuộc tính của quản lý chất thải độc hại và phát triển bền vững. Các phương pháp này có hiệu quả trong việc giải quyết thông tin định tính bằng cách chuyển đổi các tùy chọn ngôn ngữ mơ hồ thành các giá trị rõ ràng và xác minh các mối quan hệ phức tạp trong điều kiện thông tin không chắc chắn hoặc thiếu bằng chứng (Tseng và cộng sự, 2020; Lin và cộng sự, 2018). Tóm lại, các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là: (i) Đề xuất một bộ thuộc tính và tiêu chí có giá trị và đáng tin cậy làm thước đo đa chiều cho các hoạt động quản lý chất thải độc hại có ý nghĩa đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; (ii) Xử lý hiệu quả các phán đoán ngôn ngữ bằng cách sử dụng Phương pháp Delphi mờ để tiếp cận thông tin định tính; (iii) Cấu trúc trực quan mối quan hệ nhân quả giữa các thuộc tính này thông qua mô hình nhân quả FDEMATEL và xác định các tiêu chí thúc đẩy ưu tiên để tăng cường quản lý chất thải độc hại trong thực tế và thúc đẩy hoạt động bền vững trong doanh nghiệp. Từ đó, bài viết đề xuất các chiến lược phù hợp để doanh nghiệp áp dụng nhằm quản lý chất thải độc hại bền vững và mang lại lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thiếu cơ chế quản lý hiệu quả và đa chiều về chất thải công nghiệp độc hại (các chính sách và quy định, hệ thống giám sát và quản lý cũng như cơ sở hạ tầng để phân loại, thu gom và tái chế) đã tạo ra nhiều thách thức cho việc quản lý chất thải công nghiệp độc hại trong thực tiễn. Vì vậy, điều cần thiết là phải phát triển các phương pháp tiếp cận chính sách có cấu trúc và hiệu quả để giảm thiểu những vấn đề này và đạt được sự bền vững.
Một cách khái quát, cách tiếp cận này cần sự phối hợp hiệu quả từ hai phía: Chính phủ và doanh nghiệp.
Về phía chính phủ, một tầm nhìn toàn diện, việc thực thi pháp luật nghiêm ngặt và năng lực giám sát của cán bộ quản lý là các nhân tố cần được chú trọng. Về phía doanh nghiệp, nguồn tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng tương tự như tầm nhìn thể chế trong việc thực thi các hoạt động quản lý chất thải độc hại bền vững của doanh nghiệp. Sự đầy đủ và sẵn có của nguồn tài chính của công ty là cần thiết để triển khai và duy trì các chương trình quản lý chất thải độc hại. Mặc dù quản lý chất thải độc hại đồng nghĩa phát sinh chi phí của doanh nghiệp, việc quản lý chất thải độc hại hiệu quả lại góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Theo đó, bên cạnh những biện pháp buộc doanh nghiệp thực thi pháp luật, chính phủ cần xây dựng cơ chế khuyến khích phù hợp để doanh nghiệp tự nguyện thực thi quản lý chất thải độc hại hiệu quả.
Xem toàn bộ Bài nghiên cứu Quản lý chất thải độc hại TẠI ĐÂY.
Tác giả: Trần Trung Kiên – Khoa Tài Chính Công, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH-CELG.
Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #90 tiếp theo.
Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông UEH

[Podcast] Lãnh đạo số – Góc nhìn tổng quan từ trong kỷ nguyên số
25 Tháng Hai, 2025
[Podcast] Góp ý giải pháp phát triển giáo dục Đại học
5 Tháng Hai, 2025
[Podcast] Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên
22 Tháng Một, 2025
[Podcast] “Mô hình Campus thích ứng – Giải pháp dành cho Mekong bền vững”
13 Tháng Một, 2025
[Podcast] Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững
30 Tháng Mười Hai, 2024
[Podcast] Dự án Phát triển khung công bằng giao thoa nhằm khuyến khích khả năng đi bộ
30 Tháng Mười Hai, 2024
[Podcast] Chiến lược thiết kế hậu kỹ thuật số trong nghệ thuật truyền thông
27 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Đồng sáng tạo và xây dựng cộng đồng ArtTech hướng tới tương lai bền vững
26 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Quản trị công nghệ trong kỷ nguyên 4.0: Tổng quan và nhu cầu thị trường
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Công nghệ thông tin – truyền thông và sự ổn định của hệ thống ngân hàng
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Vai trò của chính sách vĩ mô thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] NFTs – Cuộc cách mạng nghệ thuật hay cơn sốt nhất thời?
18 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] CareFeeder – Giải pháp công nghệ hỗ trợ người già và bệnh nhân Parkinson tự ăn uống
11 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Ứng dụng học máy trong phân tích dữ liệu quản trị nguồn nhân lực
11 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Nghệ thuật dân gian thời 4.0: Múa rối nước tự động dựa trên nền tảng robot
7 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Bứt phá hiệu suất sáng tạo nhân viên nhờ phản hồi mang tính phát triển
7 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Giải pháp MPIA: Lối thoát tạm thời cho cuộc khủng hoảng thương mại quốc tế?
7 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] “Căn bệnh Hà Lan” trong việc nhận kiều hối và trường hợp Việt Nam
31 Tháng Mười, 2024
[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên
22 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên
9 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Và Hành Vi Ngoài Vai Trò Của Công Chức
29 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Định Hình Chiến Lược Phát Triển Toàn Diện, Bền Vững Cho Đất Nước
25 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Mô Hình Đại Học Bền Vững Dành Cho Các Thị Trường Mới Nổi
19 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Những Tiếp Cận Mới Nhất Dành Cho Các Đại Học Bền Vững
11 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường
24 Tháng Năm, 2024
Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2018
23 Tháng Năm, 2024
Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
15 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
14 Tháng Năm, 2024
Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
8 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
7 Tháng Năm, 2024
[podcast] Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)
8 Tháng Mười Hai, 2023
Promoting Learner Autonomy in English Language Learning (Part 2)
28 Tháng Mười Một, 2023
[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
10 Tháng Mười Một, 2023
ArtTech and sustainable development
27 Tháng Mười, 2023
Cộng đồng ArtTech đầu tiên tại Việt Nam – Một năm nhìn lại
9 Tháng Mười, 2023
ArtTech – Một xu hướng tương lai
5 Tháng Mười, 2023
ArtTech và phát triển bền vững
3 Tháng Mười, 2023
[Podcast] Máy Tính Và Công Nghệ “Không Đi Một Mình” – Phần 4
24 Tháng Bảy, 2023
[Podcast] Tác Động Của Đồng Tiền Kỹ Thuật Số Đến Tỷ Giá Hối Đoái
14 Tháng Mười Một, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Ngành Du Lịch Việt Nam
5 Tháng Năm, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam
25 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Phân Tích Dữ Liệu Con Người Tại Việt Nam
18 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Nông Nghiệp Ở Việt Nam
11 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Mô Hình Kinh Tế Chia sẻ: Các Vấn Đề Quản Lý Ở Việt Nam
21 Tháng Một, 2022
[Podcast] Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến Trong Ngành Du Lịch
15 Tháng Một, 2022
[Podcast] Chính Sách Lao Động Việc Làm Cho TP. HCM Trong Giai Đoạn Sau Giãn Cách
28 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xây Dựng Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung Dựa Trên Công Nghệ Blockchain
24 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Trong Thế Giới Số: Góc Nhìn Từ Nghề Nghiệp Kế Toán, Kiểm toán
21 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Tại UEH: Hướng Đến Đại Học Bền Vững
14 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xu Hướng Kinh Doanh Bán Lẻ Trực Tuyến Thời Kỳ Covid
10 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế
7 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế
2 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm
30 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Từ Góc Nhìn Khai Thác Dữ Liệu Lớn (Big Data)
17 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 5 : Tiền Ổn Định Tư Nhân Diem
5 Tháng Mười Một, 2021
Đứt gãy chuỗi cung ứng vùng trọng điểm phía Nam: 8 giải pháp
20 Tháng Mười, 2021
[Podcast]Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 2: Những Cột Mốc Phát Triển
19 Tháng Mười, 2021
[Podcast] Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số – Phần 1: Xu thế của thời đại
15 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (Phần 3): Các Giải Pháp Hỗ Trợ
8 Tháng Mười, 2021
UEH chủ trì thành công Hội thảo ICBF 2021
7 Tháng Mười, 2021
GRSD 2021- Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”
6 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?
4 Tháng Mười, 2021
‘Đổi mới giáo dục nghề nghiệp là động cơ tăng trưởng kinh tế’
30 Tháng Chín, 2021
Giải pháp “mở cửa” an toàn với các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
27 Tháng Chín, 2021
Khi cuộc sống “bình thường mới”, nơi ở cho người lao động cần được quan tâm
9 Tháng Chín, 2021
Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam
6 Tháng Chín, 2021
Webinar: Tương lai ngành Thẩm định giá trong thập niên mới
17 Tháng Tám, 2021
Hãy là người dùng thông minh khi đón nhận và chia sẻ thông tin
9 Tháng Tám, 2021
Webinar: An toàn thông tin kế toán trong kỷ nguyên số
3 Tháng Tám, 2021
Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?
20 Tháng Bảy, 2021
Chu kỳ giảm giá của đồng USD?
TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai
ThS. Tô Công Nguyên Bảo
26 Tháng Sáu, 2021
Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?
TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong trường đại học: Dạy học trực tuyến sẽ trở thành xu hướng tất yếu
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
26 Tháng Sáu, 2021
Tiền số ngân hàng Trung ương – Vận hành và thử nghiệm
Châu Văn Thành
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam
Khoa Quản lý nhà nước
26 Tháng Sáu, 2021
“Cấp cứu” doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19 thứ 4
23 Tháng Sáu, 2021
Chuyên gia UEH: Việt Nam nên kết hợp tiêm vaccine miễn phí và dịch vụ
23 Tháng Sáu, 2021
Hội thảo khoa học về Thị trường bảo hiểm Việt Nam (Conference on Vietnam’s Insurance Industry – CVII)
Khoa Toán – Thống Kê
7 Tháng Sáu, 2021
Muốn có trung tâm tài chính phải có chiến lược thích ứng
Khoa Tài chính
5 Tháng Sáu, 2021
Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán
Bộ Khoa học và Công nghệ
5 Tháng Sáu, 2021
Sự hữu ích của Lý thuyết trò chơi: Thảo luận về giải Nobel Kinh tế năm 2020
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Đoán định tư pháp: Xu thế mới trong hành nghề Luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Nghiên cứu Kinh tế học lao động trong sự biến động của thế giới
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Kết hợp Nghệ thuật và Công nghệ hướng đến Thành phố thông minh đáng sống
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Chuỗi bài “The Basics of B2B”: Thị trường việc làm rộng mở nhiều sinh viên chuyên ngành Marketing đang bỏ quên
TS. Đinh Tiên Minh
5 Tháng Sáu, 2021
Môi trường không phải để nhà đầu tư xài miễn phí!
TS. Phạm Khánh Nam
5 Tháng Sáu, 2021
2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
5 Tháng Sáu, 2021
Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp
Phạm Khánh Nam, Việt Dũng
5 Tháng Sáu, 2021
Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền
Quách Doanh Nghiệp
5 Tháng Sáu, 2021
Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn
5 Tháng Sáu, 2021
Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt
Ths. Lê Thị Hồng Hoa
5 Tháng Sáu, 2021