[Podcast] PGS.TS. Mai Hoài: Giới hạn chịu đựng của hành tinh đã bị vượt qua, doanh nghiệp nào “đi trước”, “làm thật” để giải quyết thách thức sẽ có lợi thế
30 Tháng Bảy, 2024
“Việc chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang bền vững không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, trong thách thức vẫn có cơ hội và doanh nghiệp nào “đi trước”, “làm thật” sẽ có lợi thế” – PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài, Viện trưởng Viện Tài chính Bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ.
Trong cuốn sách “Những gã khổng lồ xanh”, tác giả E.Freya Williams nhắc tới một quan điểm tồn tại suốt nhiều thập niên qua cho rằng “sự bền vững và lợi ích xã hội về cơ bản là lực lượng đối lập với lợi nhuận”. Điều này thậm chí còn ăn sâu vào tâm trí của đại đa số các vị lãnh đạo trong giới kinh doanh.
Thế nhưng, mọi thứ đều đang thay đổi. Tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng mà còn là chìa khoá để đảm bảo sự tồn tại lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.
Trên cả phương diện của người làm nghiên cứu lẫn nhà tư vấn cho các doanh nghiệp, PGS.TS. Mai Hoài đã chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng cũng như lợi thế mà doanh nghiệp có thể có được khi chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh nhận thức của người dân, của khách hàng, của xã hội về phát triển bền vững đang thay đổi mạnh mẽ.
Giới hạn chịu đựng của Trái Đất đã bị vượt qua
*Những con số nào cho thấy phát triển bền vững đang trở thành yêu cầu bắt buộc với các quốc gia trên toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng?
PGS.TS. Mai Hoài: Tôi nghĩ điều đó bắt nguồn từ các rủi ro và thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt. Nghiên cứu của Bell (2016) cho thấy nếu chúng ta tiếp tục sản xuất và tiêu dùng như hiện tại thì đến năm 2050, chúng ta sẽ cần khoảng 2,3 Trái đất để duy trì tài nguyên, năng lượng và xử lý chất thải cho dân số 9 tỷ người. Mà thực tế chúng ta chỉ có một Trái đất thôi!
Hậu quả của việc bước qua các giới hạn chịu đựng của hành tinh là chúng ta đang ngày càng phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn. Chỉ riêng tác động kinh tế của biến đổi khí hậu, dù tính theo kịch bản trung bình cũng đã rất đáng lo ngại.
Việt Nam không phải ngoại lệ. Theo báo cáo của World Bank năm 2022, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị tổn thất nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Các tính toán cho thấy: Việt Nam mất 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP do những tác động này. Nếu không có các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ thích hợp, ước tính biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam thiệt hại khoảng 12% đến 14,5% GDP mỗi năm từ năm 2050.
Hệ luỵ của biến đổi khí hậu có thể khiến 1 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm 2030. Các lĩnh vực và khu vực ở Việt Nam bị tác động nghiêm trọng nhất là nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và công nghiệp, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền trung.
Nếu không có biện pháp thích ứng hiệu quả, nhiệt độ tăng 1°C và 1,5°C có thể gây thiệt hại lần lượt khoảng 1,8% GDP và 4,5% GDP mỗi năm giai đoạn 2025-2030 (AFD, 2021).
Biến đổi khí hậu không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, mà còn lấy đi cả sinh mạng của rất nhiều người. Thật đáng lo ngại khi những thông tin thiệt hại về người và của do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra ngày càng nhiều và dồn dập hơn.
*Nhận thức của người dân, của doanh nghiệp và của cả các chính phủ về phát triển bền vững đã thay đổi ra sao?
PGS.TS. Mai Hoài: Tôi rất thích câu nói này của Victor Hugo: “Chúng ta có thể chống lại một đội quân xâm lược, nhưng không thể chống lại một tư tưởng đã chín muồi”. Phát triển bền vững không còn là lý tưởng hay sự lựa chọn mà là bắt buộc, khi hầu hết các chủ thể trong xã hội đã nhận thức được rằng các giới hạn chịu đựng của hành tinh đã bị loài người chúng ta vượt qua và hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu sẽ ngày càng nặng nề. Chính vì vậy, sự quan tâm của cả xã hội từ chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ, nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến người tiêu dùng đối với phát triển bền vững ngày càng mạnh mẽ hơn. Khuynh hướng đầu tư bền vững/đầu tư tác động, sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững đang gia tăng mạnh mẽ.
Đối với doanh nghiệp, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh bền vững không chỉ có thách thức mà còn có cả cơ hội. Vì vậy, doanh nghiệp nào đi trước và làm thật để giải quyết các thách thức, nắm bắt các cơ hội, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế.
Lựa chọn sống còn
*Chia sẻ về nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng các mô hình kinh doanh bền vững như thế nào?
PGS.TS. Mai Hoài: Theo các dữ liệu tôi tiếp cận được thì các doanh nghiệp trên toàn cầu và cả ở Việt Nam đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản xuất bền vững. Số lượng các doanh nghiệp cam kết thực hiện, lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ ngày càng nhiều. Tuy nhiên, mức độ quan tâm có khác nhau giữa các quốc gia và vùng địa lý cũng như lĩnh vực hoạt động.
Chẳng hạn, nghiên cứu của Lan Song và các cộng sự (2022) cho thấy 304 trong số 500 tập đoàn trong bảng xếp hạng Fortune Global Top 500 đã trình bày các nội dung tích hợp mục tiêu SDGs vào hoạt động kinh doanh trên trang web của họ. Các tập đoàn có trụ sở tại Châu Âu đang dẫn đầu trong việc tham gia vào SDGs, trong khi các công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ và Trung Quốc ít quan tâm hơn. Mục tiêu SDG 8 (Việc làm ổn định và tăng trưởng kinh tế) và SDG 13 (Hành động vì khí hậu) được các tập đón này quan tâm nhiều nhất, trong khi SDG 2 (Không còn nạn đói) và SDG 14 (Cuộc sống dưới nước) ít được họ quan tâm. Mức độ tham gia cũng không đồng đều giữa các lĩnh vực kinh doanh, trong đó các tập đoàn trong lĩnh vực thông tin & công nghệ phần lớn tham gia vào SDGs, ngược lại đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Hoặc Báo cáo năm 2020 của GRI dựa trên phân tích mẫu gồm hơn 200 công ty trên khắp thế giới cho thấy:
- 83% công ty tuyên bố rằng họ ủng hộ SDGs, nhận ra giá trị của việc điều chỉnh báo cáo của họ phù hợp với SDGs;
- 69% công ty nêu rõ SDGs phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của họ, trong đó 61% nêu rõ hành động của họ hỗ trợ SDGs như thế nào;
- 40% công ty đặt ra các cam kết có thể đo lường được về cách họ sẽ giúp đạt được SDGs, trong khi 20% đưa ra bằng chứng để đánh giá tác động tích cực của chúng.
Tại Việt Nam hiện nay, ngoài những doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát triển bền vững theo qui định của nhà nước, các doanh nghiệp chưa thuộc diện bắt buộc cũng có khá nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện.
*Các doanh nghiệp sẽ được lợi gì khi tích hợp phát triển bền vững vào mô hình kinh doanh của mình?
PGS.TS. Mai Hoài: Tôi cho rằng các doanh nghiệp kinh doanh có nhiều lý do để thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kinh doanh bền vững. Đầu tiên, việc chuyển đổi này có thể tới từ việc tuân thủ luật pháp của quốc gia sở tại và các quốc gia đối tác liên quan.
Kế đến, trong xu thế chuyển đổi xanh đang sôi sục toàn cầu, việc các doanh nghiệp đi theo con đường bền vững cũng giúp họ thu hút vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư tác động và các tổ chức tài chính quốc tế với chi phí sử dụng vốn thấp hơn thị trường. Cơ hội này ngày càng đáng quan tâm khi quy mô thị trường đầu tư tác động toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng theo thời gian.
Số liệu thống kê cho thấy vốn đầu tư tác động năm 2017 là 228 tỷ USD nhưng tăng lên 420.91 tỷ USD vào năm 2022, 495,82 tỷ USD vào năm 2023 và ước đạt 995,5 tỷ USD vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 17,8%.
Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh bền vững cũng giúp doanh nghiệp nhận được những “ưu tiên” từ khách hàng. Một khảo sát của Deloitte (2023) về hành vi tiêu dùng ở 23 quốc gia cho thấy hầu hết người tiêu dùng khẳng định cam kết của các doanh nghiệp về tính bền vững ảnh hưởng đến niềm tin của họ đối với các doanh nghiệp đó.
Báo cáo cho thấy, 1/3 (34%) người tiêu dùng nói rằng niềm tin của họ vào thương hiệu sẽ được cải thiện nếu thương hiệu được bên thứ ba độc lập công nhận là nhà cung cấp có đạo đức/bền vững. Một tỷ lệ tương tự (32%) cho rằng niềm tin của họ vào thương hiệu sẽ được cải thiện nếu thương hiệu có chuỗi sản xuất và cung ứng minh bạch và có trách nhiệm với xã hội và môi trường. Đặc biệt, nhiều người tiêu dùng đang cân nhắc về độ bền và khả năng sửa chữa cũng như việc các sản phẩm có được dán nhãn là có nguồn gốc hoặc được sản xuất có trách nhiệm hay hỗ trợ đa dạng sinh học hay không khi mua hàng.
Tại Việt Nam, khảo sát trên 792 người tuổi 18-49 được thực hiện bởi Q&Me cho thấy, 100% người tham gia khảo sát đều quan tâm đến môi trường, đặc biệt 84% người được hỏi nói rằng mức độ quan tâm của họ tăng lên hơn hẳn so với một năm trước. Với sự quan tâm tăng lên thì hành vi tiêu dùng của họ cũng thay đổi đáng kể, 66% người tham gia khảo sát đã chọn mua các sản phẩm thân thiện với môi trường, hành vi tái sử dụng các sản phầm cũ và mua các sản phầm có thể sử dụng nhiều lần chiếm 41% và 38% số người được khảo sát. Còn rất nhiều khảo sát khác trên toàn cầu cũng cho kết quả tương tự.
Ngoài ra, theo đuổi chiến lược kinh doanh bền vững còn giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng quản trị điều hành công ty, quản lý rủi ro tài chính do biến đổi khí hậu gây ra tốt hơn. Thật vậy, rất nhiều nghiên cứu và minh chứng thực tế đã cho thấy rằng, các yếu tố ESG giúp doanh nghiệp cải thiện quản trị điều hành, tiết kiệm chi phí và quản trị rủi ro tài chính tốt hơn. Tất cả các động cơ trên dẫn đến kết quả được nhiều nghiên cứu thực nghiệm minh chứng: Các doanh nghiệp thực hành chiến lược kinh doanh bền vững sẽ có kết quả tài chính tốt hơn trong dài hạn (Friede et al.2015).
Chính bởi những lý do đó, việc đi theo hướng bền vững không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà còn là lựa chọn sống còn, đảm bảo tương lai bền vững cho chính doanh nghiệp.
Nhận diện và đánh giá thách thức của doanh nghiệp
*Doanh nghiệp cần làm gì để giải thành công bài toán lợi nhuận doanh nghiệp và tính bền vững?
PGS.TS. Mai Hoài: Như tôi đã nói, phát triển bền vững không còn là lựa chọn mà là bắt buộc, kinh tế tuần hoàn là chìa khóa để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Việc doanh nghiệp sớm chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững, áp dụng kinh tế tuần hoàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh là lựa chọn khôn ngoan.
Tuy vậy, để thành công, doanh nghiệp cần phải nhận diện và đánh giá các thách thức, rủi ro và cơ hội gắn với ngành mình, với cụ thể doanh nghiệp mình. Từ đó xây dựng các kịch bản chuyển đổi phù hợp. Số lượng kịch bản cụ thể tùy thuộc vào mục tiêu cũng như chi phí. Thông thường có 3 kịch bản cho 3 tình huống: tình huống tốt nhất, tình huống xấu nhất và tình huống mà xác suất xảy ra cao nhất.
Lúc này, tính toán chi phí và lợi ích không chỉ dừng lại ở chi phí và lợi ích tài chính, mà phải là lợi ích tích hợp. Mục tiêu là đạt được lợi ích tích hợp (IV) tối ưu với IV = FV (lợi ích tài chính đơn thuần) + EV (lợi ích môi trường) + SV (lợi ích xã hội).
Doanh nghiệp cũng cần áp dụng quan điểm thiết kế sinh thái vào quá trình sản xuất, nghĩa là phải có tư duy vòng đời trong thiết kế sản phẩm. Trong quá trình phát triển sản phẩm, người thiết kế sẽ chú ý đến tác động môi trường đối với từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm: từ lựa chọn nguyên liệu thô nào, sản xuất vật liệu từ nguyên liệu thô ra sao, kỹ thuật sản xuất để biến vật liệu thành các bộ phận, lắp ráp các bộ phận này thành sản phẩm, việc phân phối và đóng gói sản phẩm, giai đoạn sử dụng, và cuối cùng sau khi sản phẩm được sử dụng thì sẽ tái chế, tái sử dụng như thế nào. Phải cân nhắc, tính toán việc phối hợp với các bên liên quan ra sao để đảm bảo chuỗi sản xuất và cung ứng khép kín theo vòng lặp bền vững.
Bên cạnh đó, lương thưởng của các nhà quản trị điều hành doanh nghiệp cần được thiết lập trên cơ sở đánh giá các kết quả trung và dài hạn. Có như vậy, họ mới mạnh dạn thực hiện các hoạt động chuyển đổi. Ngoài ra, ứng dụng chuyển đổi số vào thu thập và phân tích dữ liệu ESG để đưa ra các quyết định quản trị bền vững cũng là một vấn đề các doanh nghiệp cần phải quan tâm.
Một rủi ro mà các doanh nghiệp phải gánh chịu có thể đến từ sự thiếu rõ ràng và nhất quán trong chính sách của nhà nước. Vì vậy, với vai trò là người dẫn đường, quản trị khu vực công của các quốc gia trên thế giới cũng đã có những chuyển mình để thực hiện tốt hơn vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Tác giả: PGS.TS. Mai Hoài – Viện trưởng Viện Tài chính Bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem bản tin UEH Research Insights #126 tiếp theo.
Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Marketing Truyền thông UEH
Giọng đọc: Ngọc Quí
[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên
22 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Kinh tế tuần hoàn – Chìa khóa đạt được phát triển bền vững
16 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên
9 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Và Hành Vi Ngoài Vai Trò Của Công Chức
29 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Định Hình Chiến Lược Phát Triển Toàn Diện, Bền Vững Cho Đất Nước
25 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Mô Hình Đại Học Bền Vững Dành Cho Các Thị Trường Mới Nổi
19 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Những Tiếp Cận Mới Nhất Dành Cho Các Đại Học Bền Vững
11 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường
24 Tháng Năm, 2024
Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2018
23 Tháng Năm, 2024
Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
15 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
14 Tháng Năm, 2024
Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
8 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
7 Tháng Năm, 2024
[podcast] Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)
8 Tháng Mười Hai, 2023
Promoting Learner Autonomy in English Language Learning (Part 2)
28 Tháng Mười Một, 2023
[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
10 Tháng Mười Một, 2023
ArtTech and sustainable development
27 Tháng Mười, 2023
Cộng đồng ArtTech đầu tiên tại Việt Nam – Một năm nhìn lại
9 Tháng Mười, 2023
ArtTech – Một xu hướng tương lai
5 Tháng Mười, 2023
ArtTech và phát triển bền vững
3 Tháng Mười, 2023
[Podcast] Máy Tính Và Công Nghệ “Không Đi Một Mình” – Phần 4
24 Tháng Bảy, 2023
[Podcast] Tác Động Của Đồng Tiền Kỹ Thuật Số Đến Tỷ Giá Hối Đoái
14 Tháng Mười Một, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Ngành Du Lịch Việt Nam
5 Tháng Năm, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam
25 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Phân Tích Dữ Liệu Con Người Tại Việt Nam
18 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Nông Nghiệp Ở Việt Nam
11 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Mô Hình Kinh Tế Chia sẻ: Các Vấn Đề Quản Lý Ở Việt Nam
21 Tháng Một, 2022
[Podcast] Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến Trong Ngành Du Lịch
15 Tháng Một, 2022
[Podcast] Chính Sách Lao Động Việc Làm Cho TP. HCM Trong Giai Đoạn Sau Giãn Cách
28 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xây Dựng Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung Dựa Trên Công Nghệ Blockchain
24 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Trong Thế Giới Số: Góc Nhìn Từ Nghề Nghiệp Kế Toán, Kiểm toán
21 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Tại UEH: Hướng Đến Đại Học Bền Vững
14 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xu Hướng Kinh Doanh Bán Lẻ Trực Tuyến Thời Kỳ Covid
10 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế
7 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế
2 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm
30 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Từ Góc Nhìn Khai Thác Dữ Liệu Lớn (Big Data)
17 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 5 : Tiền Ổn Định Tư Nhân Diem
5 Tháng Mười Một, 2021
Đứt gãy chuỗi cung ứng vùng trọng điểm phía Nam: 8 giải pháp
20 Tháng Mười, 2021
[Podcast]Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 2: Những Cột Mốc Phát Triển
19 Tháng Mười, 2021
[Podcast] Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số – Phần 1: Xu thế của thời đại
15 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (Phần 3): Các Giải Pháp Hỗ Trợ
8 Tháng Mười, 2021
UEH chủ trì thành công Hội thảo ICBF 2021
7 Tháng Mười, 2021
GRSD 2021- Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”
6 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?
4 Tháng Mười, 2021
‘Đổi mới giáo dục nghề nghiệp là động cơ tăng trưởng kinh tế’
30 Tháng Chín, 2021
Giải pháp “mở cửa” an toàn với các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
27 Tháng Chín, 2021
Khi cuộc sống “bình thường mới”, nơi ở cho người lao động cần được quan tâm
9 Tháng Chín, 2021
Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam
6 Tháng Chín, 2021
Webinar: Tương lai ngành Thẩm định giá trong thập niên mới
17 Tháng Tám, 2021
Hãy là người dùng thông minh khi đón nhận và chia sẻ thông tin
9 Tháng Tám, 2021
Webinar: An toàn thông tin kế toán trong kỷ nguyên số
3 Tháng Tám, 2021
Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?
20 Tháng Bảy, 2021
Chu kỳ giảm giá của đồng USD?
TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai
ThS. Tô Công Nguyên Bảo
26 Tháng Sáu, 2021
Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?
TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong trường đại học: Dạy học trực tuyến sẽ trở thành xu hướng tất yếu
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
26 Tháng Sáu, 2021
Tiền số ngân hàng Trung ương – Vận hành và thử nghiệm
Châu Văn Thành
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam
Khoa Quản lý nhà nước
26 Tháng Sáu, 2021
“Cấp cứu” doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19 thứ 4
23 Tháng Sáu, 2021
Chuyên gia UEH: Việt Nam nên kết hợp tiêm vaccine miễn phí và dịch vụ
23 Tháng Sáu, 2021
Hội thảo khoa học về Thị trường bảo hiểm Việt Nam (Conference on Vietnam’s Insurance Industry – CVII)
Khoa Toán – Thống Kê
7 Tháng Sáu, 2021
Muốn có trung tâm tài chính phải có chiến lược thích ứng
Khoa Tài chính
5 Tháng Sáu, 2021
Bảo vệ thông tin cá nhân trong thời kỳ chuyển đổi số dưới góc nhìn pháp luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán
Bộ Khoa học và Công nghệ
5 Tháng Sáu, 2021
Sự hữu ích của Lý thuyết trò chơi: Thảo luận về giải Nobel Kinh tế năm 2020
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Đoán định tư pháp: Xu thế mới trong hành nghề Luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Nghiên cứu Kinh tế học lao động trong sự biến động của thế giới
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Kết hợp Nghệ thuật và Công nghệ hướng đến Thành phố thông minh đáng sống
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Chuỗi bài “The Basics of B2B”: Thị trường việc làm rộng mở nhiều sinh viên chuyên ngành Marketing đang bỏ quên
TS. Đinh Tiên Minh
5 Tháng Sáu, 2021
Môi trường không phải để nhà đầu tư xài miễn phí!
TS. Phạm Khánh Nam
5 Tháng Sáu, 2021
2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
5 Tháng Sáu, 2021
Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp
Phạm Khánh Nam, Việt Dũng
5 Tháng Sáu, 2021
Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền
Quách Doanh Nghiệp
5 Tháng Sáu, 2021
Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn
5 Tháng Sáu, 2021
Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt
Ths. Lê Thị Hồng Hoa
5 Tháng Sáu, 2021