[Podcast] Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên 

9 Tháng Tám, 2024

Từ khóa: Giải pháp, hoạt động thể lực, sinh viên, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động thể lực đang dần trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm khi tỷ lệ người có thời gian hoạt động thể lực theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày càng ít. Trên cơ sở này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh”, đề xuất 07 giải pháp đáng chú ý.

Tổng quan tình hình Hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực (HĐTL) là bất kỳ chuyển động nào của cơ thể được tạo ra bởi các khối cơ xương khiến cơ thể tiêu hao năng lượng (World Health Organization, 2020). Sức khỏe con người phụ thuộc đáng kể vào mức độ HĐTL và dinh dưỡng lành mạnh (Concha-Cisternas et al., 2018). Một nghiên cứu chi tiết về trình độ HĐTL của sinh viên là rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của đội ngũ tri thức trong tương lai đã chỉ ra rằng, HĐTL nên có hệ thống và được điều chỉnh bởi cường độ tập luyện phù hợp với lứa tuổi (Bergier et al., 2018). WHO đã khuyến cáo rằng, người lớn từ 18-64 tuổi nên thực hiện ít nhất 150 phút hoạt động cường độ vừa phải hoặc thực hiện ít nhất 75 phút hoạt động thể chất cường độ mạnh hoặc tương đương sự kết hợp của hoạt động cường độ vừa phải và mạnh mẽ suốt cả tuần (World Health Organization, 2020). Kết quả nghiên cứu của Tinazci và cộng sự (2019) cho thấy một tỉ lệ đáng kể sinh viên đã không tuân thủ các khuyến nghị toàn cầu về mức PA tối ưu trong tuần. Mức độ HĐTL thấp là một yếu tố rủi ro quan trọng của bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường (World Health Organization, 2020). Ước tính của quỹ dân số Liên hợp quốc cho thấy, trong những năm gần đây có thể ngăn ngừa được 5,3 triệu ca tử vong do bệnh không lây nhiễm hàng năm, nếu những người không hoạt động thể chất đã hoạt động đầy đủ theo các khuyến nghị này (Lee et al., 2012).

Hậu quả của thiếu HĐTL là tình trạng suy giảm sức khỏe và phát triển bệnh béo phì ở một tỉ lệ đáng kể (Osipov và cộng sự, 2018). Thiếu PA thường xuyên có tác động xấu đến mức độ chịu đựng tâm lí (Şar Nuriye et al., 2018). Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health năm 2019 hiện nay trẻ em trên thế giới có trên 80% (85% nữ, 78% nam) vẫn đang thiếu các vận động thể chất tới mức có thể gây hại cho sức khỏe của họ (Guthold et al., 2019). Cũng theo WHO, 60-85% dân số trên toàn thế giới không tham gia đủ hoạt động làm cho hoạt động thể chất trở thành yếu tố nguy cơ hàng đầu thứ tư đối với tử vong toàn cầu. Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khuyến cáo vào năm 2020, Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới, khi có tới 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực; tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp mức kém so với chuẩn. Việt Nam cũng đang xảy ra tình trạng trẻ hóa người bệnh ở một số căn bệnh mạn tính; tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì gia tăng và là quốc gia “lùn” trên thế giới… (https://www.unfpa.org).

HĐTL dưới các hình thức khác nhau rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển thể lực của sinh viên. “Sinh viên cần HĐTL thường xuyên để tăng trưởng và phát triển bình thường, duy trì sức khỏe và thể lực tốt, phát triển các kĩ năng HĐTL” (Baranowski,, et al., 1992). Tại Washington (Mỹ), từ những năm 2000 theo chương trình sức khỏe quốc gia thì một trong những mục tiêu quan trọng ưu tiên hàng đầu của đất nước để nâng cao sức khỏe cho nhân dân và phòng ngừa bệnh tật là tăng cường hoạt động vận động phát triển thể lực cho học sinh, sinh viên (US Public Health Service, 1991). Nghiên cứu của Wang (2019) cho thấy, những sinh viên có mức độ HĐTL cao hơn có kết quả tốt hơn 2,39 lần trong bài kiểm tra sức bền và 1,39 lần trong bài kiểm tra sức mạnh. Thực tiễn cho thấy, việc giảm HĐTL một phần là do không hoạt động trong thời gian giải trí và hành vi ít vận động trong công việc và ở nhà. Tương tự như vậy, việc gia tăng sử dụng các phương thức giao thông “thụ động” cũng góp phần làm cho hoạt động thể chất không đủ. 

Trong xu thế chung này, sinh viên của UEH cũng đang thiếu HĐTL, do đó cần những thông tin đầy đủ, chính xác và khoa học về thực trạng để lựa chọn giải pháp nâng cao HĐTL cho sinh viên là việc làm quan trọng và cần thiết.

Thực trạng HĐTL của sinh viên UEH

Để đánh giá HĐTL của sinh viên UEH, đề tài đã sử dụng bảng hỏi APAR (Adolescent Physical Activity Recall Questionnaire) được phân loại là vận động thể lực vừa phải hoặc vận động thể lực mạnh qua tham khảo ý kiến của một số chuyên gia và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

Đề tài tiến hành đánh giá HĐTL của sinh viên UEH liên quan đến công việc/việc học tại trường, di chuyển, tập luyện thể thao hoặc hoạt động giải trí và thời gian nghỉ ngơi/ngồi thông qua khảo sát 4678 sinh viên bằng bảng hỏi.

*Các HĐTL liên quan đến công việc/việc học tại trường, di chuyển, tập luyện thể thao hoặc hoạt động giải trí

Thống kê kết quả khảo sát 4687 sinh viên UEH về tham gia HĐTL liên quan đến công việc/việc học tại trường, di chuyển, tập luyện thể thao hoặc hoạt động giải trí 

cho thấy:

– Về tỷ lệ SV tham gia HĐLT liên quan đến công việc/việc học tại trường có 58.94% (2757 SV), tỷ lệ SV nam tham gia HĐTL 77.52% (862 SV) cao hơn SV nữ 53.14% (1895 SV); HĐTL cường độ mạnh có 9.38% (439 SV) tham gia, tỷ lệ SV nam tham gia 22.66% (252 SV) cao hơn SV nữ 5.24% (187 SV); HĐTL cường độ trung bình có 56.61% (2648 SV) tham gia, tỷ lệ SV nam tham gia 73.29% (815 SV) cao hơn SV nữ 51.40% (1833 SV).   

– Về tỷ lệ SV tham gia HĐLT liên quan đến tập luyện thể thao hoặc hoạt động giải trí có 47.01% (2199 SV), tỷ lệ SV nam tham gia HĐTL 65.58% (707 SV) cao hơn SV nữ 41.84% (1492 SV); HĐTL cường độ mạnh có 36.36% (1701 SV) tham gia, tỷ lệ SV nam tham gia 55.04% (612 SV) cao hơn SV nữ 30.54% (1089 SV); HĐTL cường độ trung bình có 40.62% (1900 SV) tham gia, tỷ lệ SV nam tham gia 55.13% (613 SV) cao hơn SV nữ 36.09% (1287 SV).

– Về HĐTL liên quan đến di chuyển 100% SV UEH đều tham gia.

Tóm lại, sinh viên UEH tham gia HĐTL liên quan đến di chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là HĐTL liên quan đến tập luyện thể thao hoặc hoạt động giải trí và cuối cùng là HĐTL liên quan đến công việc/việc học.

Kết quả khảo sát cho thấy, về trung bình số ngày/tuần SV UEH tham gia HĐTL là 3.98 ngày/tuần (nam SV: 4.72 ngày/tuần, nữ SV 3.74 ngày/tuần); trung bình số ngày HĐTL cường độ mạnh là 1.40 ngày/tuần (nam SV: 2.40 ngày/tuần, nữ SV: 1.09 ngày/tuần); trung bình số ngày HĐTL cường độ trung bình là 3.51 ngày/tuần (nam SV: 4.70 ngày/tuần, nữ SV: 3.14 ngày/tuần); di chuyển 7 ngày/tuần. Kết quả so sánh trung bình số ngày/tuần SV UEH tham gia HĐTL ở các cường độ cho thấy nam SV đều cao hơn nữ SV (sig < 0.05).

Về trung bình số phút/tuần SV UEH tham gia HĐTL là 108.58 phút/tuần (nam SV: 147.97 phút/tuần, nữ SV 96.30 phút/tuần); trung bình số ngày HĐTL cường độ mạnh là 13.22 phút/tuần (nam SV: 29.80 phút/tuần, nữ SV: 8.33 phút/tuần); trung bình số ngày HĐTL cường độ trung bình là 40.10 phút/tuần (nam SV: 53.92 phút/tuần, nữ SV: 35.79 phút/tuần); di chuyển 53.09 phút/tuần (nam SV: 59.19 phút/tuần, nữ SV: 51.18 phút/tuần). Kết quả so sánh trung bình số phút/tuần SV UEH tham gia HĐTL ở các cường độ và di chuyển cho thấy nam SV đều cao hơn nữ SV (sig < 0.05).  

Về tổng thời gian SV UEH tham gia HĐTL dưới 150 phút/tuần có 3617 SV (77.32%) trong đó có 656 SV nam (58.99%) và 2961 SV nữ (83.03%); từ 150 phút/tuần trở lên có 1061 SV (22.68%) trong đó có 456 SV nam (41.01%) và 605 SV nữ (16.97%). Kết quả so sánh cho thấy nam SV tham gia HĐTL từ 150 phút/tuần trở lên cao hơn nữ SV và nam SV tham gia HĐTL dưới 150 phút/tuần thấp hơn nữ SV (sig < 0.05).     

*Các hoạt động thể lực liên quan đến thời gian nghỉ ngơi, ngồi 

Đề tài khảo sát SV UEH về việc thời gian nghỉ ngơi, ngồi khi làm việc/học hay ngồi chơi với bạn (không bao gồm thời gian ngủ) trong một ngày thường và ngày cuối tuần cho thấy, trung bình ngày bình thường SV UEH nghỉ ngơi, ngồi khi làm việc/học hay ngồi chơi với bạn, ngồi nghỉ ở công viên, xem Tivi, điện thoại, ipad, laptop, ngồi xe buýt, .v.v. (không bao gồm thời gian ngủ) là 11.89 giờ/ngày và ngày cuối tuần trung bình 12.72 giờ/ngày. Kết quả so sánh cho thấy, giá trị trung bình của thời gian ngồi/nghỉ ngơi ngày thường và ngày cuối tuần giữa nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig < 0.05), thời gian ngồi/nghỉ ngơi trung bình của nam SV thấp hơn nữ SV. 

Đề xuất giải pháp nâng cao HĐTL cho sinh viên

Căn cứ vào cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và các nguyên tắc, tác giả đã lựa chọn 07 giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên UEH nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung, bao gồm:

Giải pháp 1: Thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động thể chất.

Giải pháp 2: Tăng cường, sử dụng hiệu quả và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ mới, hiện đại, đầy đủ, đa dạng, nhiều chủng loại phù hợp với SV tạo điều kiện tốt nhất cho SV tham gia hoạt động thể chất.

Giải pháp 3: Xây dựng đa dạng, phong phú các chương trình hướng dẫn tập luyện các môn thể thao cá nhân (võ thuật, điền kinh, bơi lội, thể dục ….) giúp SV có thể tự tập luyện.

Giải pháp 4: Đẩy mạnh các Câu lạc bộ thể dục, thể thao (TDTT) ngoại khóa khuyến khích SV tham gia tập luyện.

Giải pháp 5: Có chính sách khen thưởng, khuyến khích, nêu gương những SV tích cực tham gia hoạt động thể chất.

Giải pháp 6: Đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn SV tham gia tập luyện TDTT.

Giải pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin đưa học liệu hướng dẫn SV tập luyện TDTT.

Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp các trường đại học nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về tầm quan trọng của HĐTL đến sức khỏe và sự phát triển của con người. Từ đó mọi người tích cực tham gia các HĐTL để nâng cao sức khỏe và thực hiện tốt khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO về HĐTL.  

Xem toàn bộ bài nghiên cứu Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh TẠI ĐÂY.

Tác giả: ThS. Trần Đình Thành – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem bản tin UEH Research Insights #132 tiếp theo.

Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông UEH

Giọng đọc: Ngọc Quí

 

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021