NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?

4 Tháng Mười, 2021

Ngân hàng bắt tay Fintech (phần 1) – Thực trạng Việt nam đã nêu rõ xu hướng hợp tác giữa Ngân Hàng và Fintech tại Việt Nam. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các Ngân hàng – Fintech sẽ bắt tay và lựa chọn hợp tác với nhau như thế nào? Đâu là thuận lợi và khó khăn?. Và trong quá trình tìm hiểu hợp tác với các công ty Fintech, thay vì lo ngại cạnh tranh mất thị phần hay nguy cơ thay đổi cơ cấu quản lý, các ngân hàng sẽ quan tâm hơn về bảo mật thông tin ngân hàng và khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu để giải đáp những thắc mắc này.

Nhằm đánh giá những ảnh hưởng vi mô và các tiêu chí mà các công ty Fintech và Ngân hàng sử dụng để lựa chọn đối tác liên kết, nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát hai nhóm đối tượng: Các cán bộ quản lý cấp cao, cấp trung của ngân hàng và của công ty Fintech.

Theo đó, tại các ngân hàng thương mại, phương pháp chọn mẫu phân tầng theo hai nhóm ngân hàng Việt Nam được thực hiện, bao gồm: nhóm 1 là Ngân hàng Thương mại cổ phần (NHTMCP) do Nhà nước sở hữu trên 50% (mã là SCB), nhóm 2 là NHTMCP khác (mã là CB). Tại các công ty Fintech, nhóm 1 là các công ty Fintech đã thành lập và hoạt động trên 3 năm (mã là Fintech1). Nhóm 2 là các công ty Fintech được thành lập và hoạt động dưới 3 năm (mã là Fintech2). Sau khi phân tầng thành các nhóm ngân hàng và công ty Fintech, phương pháp phân tầng cân bằng chọn mẫu được áp dụng để chọn ra mỗi nhóm 3-5 ngân hàng / công ty Fintech, đại diện cho mỗi nhóm tham gia phỏng vấn. Các nhóm này được lựa chọn theo các tiêu chí tương đồng về quy mô, hoạt động kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu.

Nhóm tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng dựa trên các tài liệu nghiên cứu của các công ty tư vấn KPMG, PWC. Kết quả phỏng vấn cho thấy những điểm đáng chú ý trong việc thực hiện bắt tay giữa Ngân hàng – Fintech như sau:

Công ty Fintech kết hợp với ngân hàng: cạnh tranh hay hợp tác!

Về phía ngân hàng: khi được hỏi có lo ngại về nguy cơ thị phần ngân hàng bị giảm trước sự cạnh tranh của Fintech hay không, phần lớn đều cho rằng có lo ngại, tuy nhiên không quá nhiều. Các ngân hàng có thế mạnh hơn Fintech về mạng lưới khách hàng, qui mô, uy tín và hiện cũng đang đầu tư rất nhiều cho dịch vụ ngân hàng điện tử. Mặt khác, SCB có những phân khúc khách hàng như doanh nghiệp lớn, khách hàng truyền thống của ngân hàng là những lợi thế cạnh tranh mà Fintech khó tiếp cận được. Về sự thay đổi của sản phẩm ngân hàng trước sự phát triển của công ty Fintech, các ngân hàng đều cho rằng sản phẩm ngân hàng đã, đang và sẽ thay đổi rất nhiều, nhất là sản phẩm tiền gửi, thanh toán. Các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử và liên kết các cổng thanh toán với công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán.

Trong quá trình cạnh tranh – hợp tác với công ty Fintech, SCB nhận định một số phần mềm công nghệ cần tích hợp giữa Ngân hàng và Fintech, dẫn đến thay đổi về nhân sự và cơ cấu quản lý. Về những lợi ích (benefits) khi hợp tác với Fintech, giúp ngân hàng thúc đẩy tài chính toàn diện, giúp giảm chi phí, tăng trưởng doanh thu, đổi mới sản phẩm, tăng lượng khách hàng. Riêng SCB cho rằng sự hợp tác thúc đẩy ngân hàng cấu trúc lại cơ cấu, chắt lọc được đội ngũ nhân sự chất lượng cao và nỗ lực đổi mới quản trị nội bộ.

Về phía Fintech các công ty cho rằng hợp tác với ngân hàng giúp họ gia tăng nhận diện thương hiệu (brand awareness); tăng niềm tin của khách hàng; tiếp cận được nguồn vốn; tận dụng kinh nghiệm của ngân hàng trong việc thiết lập các quy định pháp lý trong hoạt động kinh doanh; học hỏi về quản trị rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, về lợi ích “tận dụng mạng lưới phân phối rộng lớn của ngân hàng” nhận được ý kiến trái chiều của một số FT2, họ cho rằng các Fintech chủ yếu dựa vào kết nối điện tử, không phụ thuộc vào các kênh phân phối của ngân hàng.

Cùng nhau khai thác thị trường thanh toán, tài chính tiêu dùng cá nhân, là một trong số các mục tiêu để Ngân hàng bắt tay Fintech.

Những trở ngại khi Ngân hàng và Fintech hợp tác

Trở ngại ngân hàng có thể gặp phải trong quá trình hợp tác gồm: bảo mật thông tin ngân hàng, bảo mật thông tin khách hàng. Đảm bảo an ninh mạng nội bộ. Trở ngại khi Fintech hợp tác ngân hàng, họ quá khác biệt về văn hóa tổ chức. Để có thể hợp tác hai bên cần hiểu về văn hóa tổ chức của nhau và chấp nhận sự khác biệt. Một số ít công ty Fintech cho rằng quy mô của họ quá nhỏ nên ngân hàng chưa muốn hợp tác. Hệ thống pháp lý về hợp tác chưa hoàn thiện, thủ tục phức tạp gây trở ngại cho tiến trình hợp tác của cả 2 bên.

Các tiêu chí ngân hàng đặt ra khi lựa chọn đối tác Fintech để hợp tác

Các ngân hàng nhận định rằng danh tiếng, uy tín và kinh nghiệm quản lý của công ty Fintech là những tiêu chí quan trọng để lựa chọn đối tác Fintech. Các tiêu chí khác như cơ chế hoạt động; năng lực tài chính; công nghệ ưu việt của Fintech cũng được đánh giá cao nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Các thế mạnh của Ngân hàng và Fintech

Các thế mạnh cụ thể của ngân hàng so với công ty Fintech gồm: cơ chế quản lý rủi ro tốt; hệ thống văn bản pháp lý chặt chẽ, Hạ tầng công nghệ hiện đại; Lợi thế về quy mô; Kênh phân phối rộng lớn; Hiểu rõ khách hàng (KYC). Hầu hết các ngân hàng đều thống nhất các thế mạnh vượt trội của Fintech là: quản lý và xử lý dữ liệu; sự phát triển về công nghệ thông tin; nhạy bén, tính đổi mới sáng tạo; dịch vụ Fintech giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho khách hàng cũng như cung cấp những trải nghiệm phong phú.

Các lĩnh vực công ty Fintech đã, đang và sẽ hợp tác với các ngân hàng

Các lĩnh vực đã, đang và sẽ hợp tác như Kết nối thanh toán điện tử; Tư vấn tài chính cá nhân; Cho vay ngang hàng; Phát triển công nghệ Blockchain; Trí tuệ nhân tạo AI. Và các sản phẩm khác như khai thác dữ liệu lớn Big Data; Điện toán đám mây; An ninh mạng và quá trình tự động hóa bằng robot.

Nhìn chung, đa phần các ngân hàng nhìn nhận việc hợp tác với các công ty Fintech trong các lĩnh vực nói trên khá tích cực, đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, Khai thác dữ liệu lớn Big data, An ninh mạng, Quá trình tự động hóa bằng robot.

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả về việc Ngân hàng – Fintech bắt tay dựa trên những tiêu chí nào đã được xác định khá rõ nét. Xem đầy đủ bài nghiên cứu “Ngân hàng 4.0: Phối hợp Ngân hàng – Fintech trong điều kiện ổn định tài chính Quốc gia”, chi tiết xem tại đây.

Nhóm tác giả: TS. Hoàng Hải Yến, TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương (ĐH Kinh tế TP HCM) & ThS. Vũ Bích Ngọc, ThS. Trần Hoàng Trúc Linh (ĐH Mở TP HCM).

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH, trân trọng kính mời Quý độc giả đón xem bài số 04 “Ngân hàng bắt tay Fintech (phần 3): Các giải pháp hỗ trợ”.

Tin, ảnh: Nhóm tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông.

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021