[podcast] Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)

8 Tháng Mười Hai, 2023

Thời gian qua, để hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ngoài các chính sách về y tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã triển khai các chính sách xã hội, tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các chính sách này là không giống nhau. Tại bài viết này, tác giả của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đề cập đến sự phản ứng chính sách xã hội tại một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có thể đối phó với những cuộc khủng hoảng của dịch bệnh trong tương lai.

Ở kỳ 1 của bài viết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự phản ứng chính sách xã hội đối với đại dịch COVID-19 tại một số quốc gia trên thế giới.

Tầm quan trọng của các chính sách xã hội

Đại dịch Covid-19 – đại dịch bệnh truyền.nhiễm đã gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất ở Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu. Với tốc độ lây lan nhanh và phạm vi lây nhiễm rộng, đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội.của đất nước và cuộc sống hàng ngày của người dân. Đối mặt với những thách thức này, Chính phủ và các đoàn thể chính trị – xã hội ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đã thiết lập các cơ chế chỉ huy, kiểm soát mạnh mẽ, tiến hành phản ứng đáp trả để ứng. phó với cuộc khủng hoảng nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân cũng. như các nhóm cộng đồng. trên toàn cầu. Các biện pháp này đã phát huy tác dụng với các mức độ khác nhau ở các đợt bùng phát của đại dịch. Chính phủ các nước đã chủ động thực thi nhiều chính sách quan trọng trong lĩnh vực y tế và phi y tế như: hạn chế đi lạiphong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện. đông người, đóng cửa trường. học và những cơ sở dịch vụkinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng.cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi.không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt. động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến… Tuy nhiên, các biện pháp y tế và phi y tế dù rất quan trọng để kiểm soát sự lây lan của đại dịch khi không có đủ vắc xin, nhưng chúng không thể phát huy tác dụng tích cực nếu thiếu sự đồng bộ của chính sách xã hội (CSXH) (bao gồm các chính sách an sinh xã hội (ASXH), trợ cấp xã hội…) nhằm giải tỏa nỗi lo âu về các gánh nặng tài chính để khám chữa bệnh và ổn định cuộc sống. 

Các biện pháp y tế và phi y tế khi được siết chặt gây ra nhiều tổn thất cho người dân khi sinh kế không được đảm bảo. Những tổn thất đó tỉ lệ nghịch với mức sẵn lòng tuân thủ cũng như sự đồng lòng của họ đối với các biện pháp y tế khi dịch bệnh kéo dài và khó kiểm soát. Ngược lại, nếu các biện pháp y tế và phi y tế không đủ mạnh để buộc người dân giữ khoảng cách dù được hỗ trợ sinh kế đầy đủ, cũng dẫn tới sự lây lan dịch mạnh không thể kiểm soát.

Trong năm 2020, Việt Nam đã không chú ý nhiều đến các chính sách hỗ trợ xã hội vì đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh. Nhưng trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư (bắt đầu ngày 27/04/2021) tình hình đã khác. Việc tiếp tục duy trì phong tỏa ngày càng trở nên thách thức khi người dân không có điều kiện cơ bản để ở yên trong nhà. Giữ khoảng cách trở thành điều thứ yếu trước nhu cầu bức bách phải sống và tồn tại nên người dân đã tìm mọi cách để bất tuân những qui định về giãn cách để mưu sinh.

Tác động của dịch COVID-19 đến kinh tế – xã hội

* Tác động đến kinh tế

Dịch COVID-19 đã góp phần gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Các biện pháp hạn chế và phong tỏa đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu và đầu tư. Nhiều quốc gia đã ghi nhận mức giảm GDP lớn, tăng tỷ lệ thất nghiệp và suy giảm thu nhập của người lao động. 

Các biện pháp hạn chế và đình chỉ hoạt động kinh doanh đã làm giảm giao thương quốc tế. Ngành công nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là ngành dệt may, du lịch và vận tải hàng hóa, đã chịu tổn thất nặng nề. Dịch COVID-19 đã gây ra biến động lớn trên thị trường tài chính và chứng khoán. Giá trị cổ phiếu và chỉ số chứng khoán giảm mạnh, gây ra sự không ổn định và thiệt hại cho các nhà đầu tư và quỹ đầu tư. Nhiều quốc gia đã phải tăng cường chi tiêu và cung cấp gói kích thích kinh tế để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh. Điều này dẫn đến tăng nợ công và tạo áp lực cho ngân sách quốc gia trong dài hạn.

* Tác động đến xã hội

Dịch COVID-19 đã gây ra một tình trạng khủng hoảng sức khỏe công cộng, gây áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các bệnh viện và cơ sở y tế phải đối mặt với tình trạng quá tải và thiếu hụt tài nguyên y tế. Các biện pháp hạn chế xã hội như giãn cách xã hội, phong tỏa và lệnh cấm đi lại đã gây ra sự cô lập và hạn chế hoạt động xã hội. Điều này có tác động đến tình hình tâm lý, gây stress và ảnh hưởng đến sự kết nối xã hội.

Trong lĩnh vực giáo dục, COVID-19 đã làm hàng ngàn trường học trên toàn cầu phải đóng cửa, gây ra sự gián đoạn trong hệ thống giáo dục. Chuyển đổi sang học trực tuyến và học từ xa đã tạo ra thách thức cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Bên cạnh đó, việc hạn chế xã hội và khó khăn kinh tế đã tạo môi trường thuận lợi cho tội phạm và bạo lực gia đình. Sự cô độc và áp lực từ tình hình dịch bệnh có thể dẫn đến gia tăng các vụ vi phạm pháp luật và tình trạng bạo lực gia đình. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng gây ra tác động tâm lý nghiêm trọng, bao gồm lo lắng, stress, trầm cảm và căng thẳng tâm lý. Sự lo lắng về sức khỏe, kinh tế và tương lai đã ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và sức khỏe tinh thần của nhiều người.

Phản ứng của CSXH ở Hoa kỳ, Ấn Độ và Đức với đại dịch COVID-19

* Hoa Kỳ

Khi đại dịch COVID-19 diễn ra, Chính phủ liên bang chi phối CSXH vì các bang thiếu nguồn tài chính để áp dụng các phản ứng CSXH lớn. Chính phủ liên bang đã ủy quyền chi hơn 2.000 tỷ USD chi tiêu bổ sung để ứng phó với đại dịch chỉ trong tháng 3 và tháng 4/2020, chiếm khoảng 10% GDP (Anderson et al., 2020). Các thành phần chi gồm trợ cấp cho các cá nhân gồm 1.200 USD/người lớn và 500 USD/trẻ em; sự gia tăng lớn về quyền lợi bảo hiểm cho người thất nghiệp.

Bên cạnh việc mở rộng, hỗ trợ cho các DN, Chính phủ Hoa Kỳ cũng áp dụng một chương trình hỗ trợ việc làm ngắn hạn, trong đó các DN có thể nhận các khoản vay tương đương với các khoản tài trợ để trả cho nhân viên không làm việc (Chương trình Bảo vệ Tiền lương). Nhờ đó, giai đoạn này, dù Hoa Kỳ trải qua mức gia tăng thất nghiệp lớn nhất trong lịch sử được ghi nhận (mức tăng 14% chỉ tính riêng vào tháng 4/2020) nhưng tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể 21% (Han et al., 2020).

Tuy nhiên, tháng 8 và tháng 9/2020, gói quan trọng nhất trong số các gói hỗ trợ tạm thời này đã hết hạn làm gia tăng áp lực lên những biện pháp can thiệp phi y tế khi người dân, DN mất đi các khoản hỗ trợ (Rocco et al., 2020). Câu chuyện này xuất phát từ giả định ban đầu của các nhà hoạch định chính sách khi cho rằng Chính phủ liên bang sẽ khống chế hiệu quả đại dịch COVID-19 và đất nước sẽ trở lại đời sống kinh tế bình thường vào mùa thu năm 2020.

Tuy nhiên, đây là giả định sai lầm khi dịch bệnh COVID-19 tiếp tục hoành hành một cách mạnh mẽ. Việc không đổi mới các phản ứng CSXH trong tình hình virus lan rộng làm cho Hoa Kỳ phải đối mặt với mùa thu năm 2020 một cách tồi tệ và kinh tế bị suy thoái. Khi dịch bệnh lan rộng, mức độ hoạt động trong các khu vực của nền kinh tế đã giảm do mọi người tránh xa các quán bar, nhà hàng, bán lẻ và du lịch. Đến tháng 10/2020, Hoa Kỳ bị mắc kẹt trong một cuộc tranh luận về tính hiệu quả của những biện pháp can thiệp phi y tế như đóng cửa kinh doanh, hạn chế đi lại, hoặc đeo khẩu trang. Chánh văn phòng Nhà Trắng phải thừa nhận rằng: họ sẽ không kiểm soát được dại dịch, cơ sở hạ tầng y tế công cộng phần lớn bị quá tải và nền kinh tế bị rơi vào suy thoái (Cole, 2020).

* Ấn Độ

Ấn Độ ban đầu gây được chú ý vì phản ứng nghiêm ngặt của y tế công cộng đối với đại dịch. Tuy nhiên, Chính phủ liên bang đã thất bại trong việc điều phối các ưu tiên KT-XH so với y tế khi dỡ bỏ lệnh cấm vận trên toàn quốc, khiến các bang phải chịu trách nhiệm quản lý, ứng phó với đại dịch COVID-19.

Các CSXH đã không giải quyết được sự thất vọng của các cá nhân về những hạn chế trong việc làm và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu: thực phẩm, nhà ở và tiền mặt. Hậu quả là quốc gia này phải đối mặt với sự lây lan dịch bệnh không kiểm soát được cũng như thiệt hại nặng nề về kinh tế. Những biện pháp can thiệp phi y tế như đóng cửa kinh doanh, hạn chế đi lại… gây nên những hậu quả xã hội nghiêm trọng, đặc biệt đối với người nghèo.

Trong vòng một tuần kể từ khi mở cửa trở lại, số ca bị nhiễm tại Ấn Độ đã tăng đột biến. Nguồn ảnh sưu tầm

Một trong những hành động CSXH lớn, tập trung ở Ấn Độ là gói kích thích trị giá 307 tỷ USD vào tháng 3/2020 sau khi tiến hành phong tỏa toàn quốc. Nguồn vốn khoảng 24 tỷ USD nhằm hỗ trợ tất cả các cá nhân đảm bảo có thực phẩm và khí đốt. Gói kích cầu này đã thành công trong việc tạo điều kiện cho những người nhận được tiền cứu trợ tồn tại được một thời gian trong một nền kinh tế tạm thời đóng băng.

Tuy nhiên, việc chuyển tiền mặt trực tiếp – nhằm tránh sự chậm trễ đã không đến được với tất cả mọi người vì những quy định phức tạp như nhận dạng, đi lại giữa các bang để xác định các lao động tự do là một thách thức (Kinh tế Times, 2020b). Trong một đất nước rộng lớn, đông dân như vậy, việc xác định chính xác ai là người thực sự được nhận tiền trong gói hỗ trợ và ai không là rất khó. Kết quả là, CSXH tập trung có chủ đích tốt đã không mang lại kết quả như mong muốn.

* Đức

Các phản ứng CSXH ở Đức đã mang lại lợi ích cho nền kinh tế không chỉ ở cấp độ vĩ mô mà còn ở cấp độ vi mô. Nền kinh tế lớn nhất của châu Âu đã đưa ra một gói cứu trợ lịch sử 353,3 tỷ euro (BMF, 2020) để kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp và các nhóm dễ bị tổn thương cần được bảo vệ (cha mẹ đơn thân, người hưu trí, trẻ em…)

Đức là một trong những quốc gia có hệ thống CSXH ổn định, mạnh mẽ như hỗ trợ thu nhập, các chương trình và bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hạn chế tác động của suy thoái đối với cuộc sống của người dân và nền kinh tế rộng lớn. Do vậy, các biện pháp y tế công cộng do Đức thực hiện để chống lại đại dịch đã dẫn đến nhiều kết quả về xã hội, kinh tế bên cạnh chính trị (Iskan, 2020). Trong đại dịch COVID-19, để giảm bớt những tác động tiêu cực, Chính phủ đã thiết lập các hành động CSXH bao gồm hai gói bảo trợ xã hội với mục tiêu giảm nhẹ các hậu quả kinh tế và xã hội của dịch bệnh. Vào ngày 22/3/2020, Thủ tướng Angela Merkel đã ra lệnh phong tỏa trên toàn quốc cũng như đóng cửa tất cả các nhà hàng, quán bar, quán cà phê và các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc cá nhân (Bundesregierung, 2020).

Các biện pháp can thiệp phi y tế (như đóng cửa kinh doanh, hạn chế đi lại, đeo khẩu trang) nghiêm ngặt này và các cú sốc kinh tế khác liên quan đến đại dịch đã tạo ra các vấn đề mà CSXH dự kiến giải quyết. Ngày 25/3/2020, Chính phủ Đức đã đưa ra gói viện trợ lớn nhất trong lịch sử 353,3 tỷ Euro (khoảng 9% GDP) và các khoản bảo lãnh tổng cộng là 819,7 tỷ euro (BMF, 2020), và lớn nhất thế giới vào thời điểm đó (Jerzy, 2020) để bảo vệ cho nhân viên văn phòng, lao động tự do. Nỗ lực hỗ trợ tài chính này đã giúp đảm bảo hành động CSXH cần thiết trên khắp đất nước, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ít (Urmersbach, 2020) và thiệt hại GDP thấp hơn mức trung bình của EU do hậu quả của đại dịch (Statista, 2020b).

Ngày 27/3/2020, gói bảo trợ xã hội được triển khai với các biện pháp đơn giản hóa quy trình để đạt được các lợi ích bổ sung như trợ cấp trẻ em, trợ cấp cho các dịch vụ xã hội, tiếp tục làm việc sau khi nghỉ hưu và nó kéo dài thời hạn tối đa cho một số lao động. Ngày 28/4/2020, Gói Bảo trợ xã hội thứ 2 đã được thực hiện để trợ giúp những lao động làm việc thời vụ thất nghiệp đảm bảo được cuộc sống; cải thiện các điều kiện để được hưởng trợ cấp làm việc trong thời gian ngắn, mở rộng quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp, tiếp tục đảm bảo chi trợ cấp cho trẻ mồ côi.

Các biện pháp bảo vệ tài chính khác cho các cá nhân bao gồm hỗ trợ, trợ cấp cho trẻ, hỗ trợ cha mẹ đơn thân, tiền và an ninh cơ bản. Các biện pháp này về cơ bản là sự mở rộng các chương trình hiện có, mang lại nhiều hỗ trợ tài chính hơn cho các nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, cha mẹ đơn thân và những người có thu nhập hạn chế).

Hỗ trợ COVID-19 dành cho các công ty thương mại và tự do là gói viện trợ lớn nhất với mục tiêu quan trọng là hỗ trợ các loại hình DN (các công ty mới thành lập, DN lớn, DN vừa và nhỏ, dưới 10 nhân viên, DN tự do, tự kinh doanh). Tổng cộng 70,4 tỷ euro viện trợ đã được phê duyệt vào ngày 13/10/2020 (Bundesministerium für Wirtschaft und Energie, 2020). Tiền đã được phân bổ cho quỹ bình ổn kinh tế, tín dụng nhanh, các chương trình đặc biệt, tín dụng hàng hóa, bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, biện pháp về thuế…

CSXH khẩn cấp của Đức đã cho thấy hiệu quả. Các gánh nặng hành chính được gỡ bỏ, hạn chế, hỗ trợ đã đạt được mục tiêu trên hầu hết các hạng mục (cá nhân, gia đình, DN thuộc mọi quy mô và cơ sở hạ tầng) và tỷ lệ thất nghiệp không tăng mạnh (như trường hợp ở các nước khác), trợ giúp tài chính ngay lập tức, được dự kiến để tăng tốc độ giải ngân vốn và hạn chế gánh nặng hành chính. Nhờ gói hỗ trợ toàn diện dành cho các công ty thương mại và tự do, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng so với năm 2019 nhưng không đáng kể…

Nhóm tác giả: TS. Đỗ Lâm Hoàng Trang, ThS. Hoàng Xuân Sơn – Khoa Lý luận chính trị, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #102 tiếp theo.

Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông UEH

Giọng đọc: Ngọc Quí

 

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021