Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam

6 Tháng Chín, 2021

Ngày 31/08/2021, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Viện du lịch UEH phối hợp cùng Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF tổ chức Hội thảo quốc tế xoay quanh chủ đề “Phát triển mô hình đào tạo luân phiên” tại Việt Nam. Sự kiện được tổ chức dưới hình thức trực tuyến với sự tham gia của các trường đại học uy tín trong và ngoài nước, quy tụ hàng trăm người tham gia đại diện cho giới học thuật và giới doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Mô hình đào tạo luân phiên hay đào tạo kép (“dual education” trong tiếng Anh và “formation par alternance” trong tiếng Pháp) là một hướng tiếp cận mới mẻ, với sự luân phiên xen kẽ nhịp nhàng giữa thời gian đào tạo lí thuyết tại trường đại học và đào tạo thực tiễn tại nơi làm việc. Thông thường, nhịp điệu luân phiên hàng tuần gồm 2-3 ngày học tại trường và thời gian còn lại tại doanh nghiệp. Cũng có nơi áp dụng chế độ luân phiên theo học kỳ, trong đó mỗi năm gồm các học kỳ tại trường xen kẽ với ít nhất một học kỳ tại doanh nghiệp.

Mô hình đào tạo luân phiên được đánh giá là một hướng đi có nhiều triển vọng và tạo ra sự kết nối bền chặt hơn giữa hai khu vực kinh tế và giáo dục, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường tự chủ đại học nhằm khuyến khích huy động mọi nguồn lực và sáng kiến cải tiến chất lượng đào tạo phục vụ các mục tiêu tăng trưởng kinh tế – xã hội cả về lượng lẫn về chất. Đây là nhân tố then chốt giúp xây dựng các chương trình đào tạo hiện đại, thích ứng ở mức cao nhất với yêu cầu của xã hội và thị trường lao động.

Mô hình đào tạo luân phiên được đánh giá là một hướng đi có nhiều triển vọng

Thế nhưng bên cạnh những lợi ích, mô hình này còn gặp phải không ít những rào cản, điển hình có thể kể đến như chi phí đào tạo (do doanh nghiệp chi trả) và sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ quốc gia về mặt tài chính hay thông qua các cơ chế trợ cấp, miễn giảm thuế; khả năng tiếp nhận hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhu cầu cải tiến quy trình quản trị nội bộ tại cả doanh nghiệp lẫn trường học; cơ chế kiểm soát chất lượng…

Trước tất cả những cơ hội và thách thức đó, liệu Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới như: Đức, Áo, Pháp, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc, Hàn Quốc… để phát triển mô hình này trong các trường Đại học tại Việt Nam nhằm đảm bảo cơ hội nghề nghiệp tốt nhất cho sinh viên tốt nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh các trường đại học Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo ra nguồn nhân lực đạt chất lượng theo các chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng cao của quốc gia? Chính sách nhân sự của doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi gì từ mô hình hợp tác với các trường Đại học này?

Các chuyên gia tham dự hội thảo quốc tế “Phát triển mô hình đào tạo luân phiên”

Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề này, hội thảo quốc tế xoay quanh chủ đề “Phát triển mô hình đào tạo luân phiên” do Viện du lịch UEH phối hợp cùng Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF đã chính thức diễn ra với một phiên toàn thể và một phiên song song. Nội dung tham luận xoay quanh ba chủ đề chính:

  1. Khả năng điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động.
  2. Mô hình đào tạo luân phiên và khuôn khổ pháp lí: Cơ hội, thách thức và kinh nghiệm thực tiễn.
  3. Hợp tác khu vực và quốc tế trong phát triển mô hình đào tạo luân phiên: Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp tư nhân thuộc các khu vực công nghiệp và dịch vụ.

GS. Slim Khalbous – Tổng giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ AUF phát biểu

Tại hội thảo, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm mở ra cơ hội phát triển mô hình đào tạo này tại Việt Nam với những nội dung quan trọng như:

  • Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn nhằm có một cái nhìn toàn diện về hiện trạng hoạt động hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua mô hình đào tạo luân phiên (dual education), có sự phối hợp xen kẽ chặt chẽ giữa các nội dung học tại trường và học tại doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo.
  • Nhận diện những khó khăn, rào cản chủ yếu hiện nay ảnh hưởng đến khả năng và chất lượng triển khai mô hình đào tạo luân phiên trong các chương trình đào tạo đại học hiện hành.
  •  Xác định các thách thức cần giải quyết để khuyến khích triển khai và nhân rộng mô hình đào tạo luân phiên theo những cách thức phù hợp và hiệu quả trong mạng lưới các trường thành viên AUF.
  • Xác định các lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhanh chóng mô hình đào tạo luân phiên.
  • Xác định các đối tác kinh tế kĩ thuật hay các nhà tài trợ quốc tế lớn có khả năng hỗ trợ, hậu thuẫn xây dựng một dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

GS Jean-Marc Lavest, Giám đốc AUF Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ tại hội thảo

Chuyên gia Laurence Levert của Đại học New Caledonia chia sẻ

Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí, Viện trưởng Viện du lịch UEH chia sẻ:“Tại hội thảo Đào tạo luân phiên, các diễn giả trình bày những kỹ thuật đột phá để thay đổi lối mòn đào tạo và mô hình gắn kết thành công giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm tạo ra một xã hội học tập, gắn học với hành, thúc đẩy tương tác, nhạy bén thời sự và thông thạo thực hành trong các điều kiện đặc trưng của Việt Nam. Đào tạo luân phiên, chuyển đổi mô hình đào tạo từ chú trọng lý thuyết sang kết hợp thực hành, từ hướng theo công việc (task-oriented) sang xây dựng năng lực (competence-oriented), từ thực tập định kỳ sang thực hành song song.”

Hội thảo được tổ chức trên nền tảng Zoom với phiên toàn thể dịch tiếng Việt. Đồng thời, được livestream trực tiếp trên fanpage của Viện Du lịch UEH: www.facebook.com/uehVDL/ và AUF Châu Á – Thái Bình Dương tại địa chỉ: https://www.facebook.com/AUF.asie.pacifique.

Tin, Ảnh: Viện Du lịch, Phòng Marketing – Truyền thông.

Báo đài đưa tin:

  1. Báo Sinh viên Việt Nam: Mô hình đào tạo luân phiên ở trường đại học gặp nhiều rào cản
  2. Báo Người Lao Động: Cần thiết kế chương trình phù hợp cho mô hình “Đào tạo luân phiên”
  3. Báo Nhân Dân: Mô hình đào tạo luân phiên tạo sự kết nối bền chặt giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
  4. Đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM: Mô hình Đào tạo luân phiên – kết nối nhà trường và doanh nghiệp

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021