Special Training Workshops – Những thông tin hữu ích dành cho các nhà nghiên cứu trẻ trước thềm ACBES 2021

29 Tháng Chín, 2021

Nhằm mục đích cung cấp cho các nhà khoa học trẻ những thông tin hữu ích về hai chủ đề “Nghiên cứu khoa học định lượng và đánh giá nghiên cứu” và “Các khía cạnh của Suy luận nhân quả”, vào ngày 26/8/2021 vừa qua, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) đã phối hợp cùng Đại học Lincoln (New Zealand) tổ chức hai phiên Workshop trước thềm Hội thảo quốc tế ACBES 2021. Buổi Workshop đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham gia của hai diễn giả khách mời là GS. Wolfgang Glänzel (Tổng Biên tập Scientometrics, Đức) và GS. Scott Cunningham (Tổng Biên tập Technological Forecasting and Social Changes, Mỹ), thu hút hơn 130 nhà nghiên cứu trẻ đến từ 20 quốc gia tham gia học hỏi, đặt câu hỏi thảo luận.

Ở phiên đầu tiên, GS. Wolfgang Glänzel đã trình bày chủ đề khoa học định lượng và đánh giá nghiên cứu; trong đó, ông giới thiệu việc xây dựng các chỉ báo khoa học định lượng để đo lường hiệu suất nghiên cứu.

GS. Wolfgang Glänzel là Giáo sư chính thức tại Đại học KU Leuven (Bỉ) và là Tổng Biên tập Scientometrics (Đức). GS. Wolfgang Glänzel mở đầu phần trình bày bằng lịch sử của trích dẫn khoa học và sự phát triển Khoa học định lượng (Scientometrics), GS. Wolfgang Glänzel nhấn mạnh quá trình từ dữ liệu thư mục đến các chỉ báo khoa học định lượng thích hợp trong đo lường hiệu quả nghiên cứu là vấn đề rất phức tạp; đồng thời, Giáo sư cũng làm rõ các yếu tố cấu thành tính phù hợp của nguồn dữ liệu, chất lượng và độ sạch của dữ liệu.

Về tính hợp lý của phương pháp luận, Giáo sư đã chỉ ra các vấn đề về lý thuyết và khái niệm của chỉ báo khoa học định lượng, các điều kiện tiên quyết để áp dụng chỉ báo này cho nghiên cứu. Liên quan đến mức độ chi tiết và tổng hợp của chủ đề, dữ liệu được cung cấp dựa trên hệ thống phân loại chủ đề và phù hợp với những mức độ chi tiết nhất định. Do đó, GS. Wolfgang Glänzel khuyến nghị nên sử dụng cấp độ khoa học định lượng riêng biệt kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở của danh mục nghiên cứu cụ thể.

Bên cạnh đó, GS. Wolfgang Glänzel cũng trình bày cụ thể hơn về khoa học định lượng, trong đó nhấn mạnh việc đo lường một kiểu thông tin đặc biệt, vượt ra ngoài nghiên cứu học thuật mà nhờ đó, những người có trách nhiệm hay được ủy thác có thể đưa ra nhận định nhất định về giá trị – liên quan tới vị trí của các sản phẩm khoa học trong kho tàng kiến thức.

ThS. Huỳnh Lưu Đức Toàn (UEH-JABES) – Đại diện Ban Tổ chức Hội thảo ACBES 2021 giới thiệu khách mời tham dự và hai Keynote chính thức của Buổi Workshop

ThS. Khánh Hoàng (Đại học Lincoln, NewZealand) – Đại diện Ban Tổ chức Hội thảo ACBES 2021 giới thiệu ngắn gọn về tiểu sử GS. Wolfgang Glänzel

GS. Wolfgang Glänzel trình bày nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi thảo luận và trao đổi sôi nổi cùng GS. Wolfgang Glänzel

Cường Nguyễn (Đại học Lincoln, NewZealand) – Đại diện Ban Tổ chức Hội thảo ACBES 2021 gửi lời cảm ơn đến GS. Wolfgang Glänzel

Các nhà nghiên cứu cùng chụp ảnh lưu niệm tổng kết phiên Workshop đầu tiên cùng GS. Wolfgang Glänzel

Ở phiên thứ hai, GS. Scott Cunningham giới thiệu cho các nhà nghiên cứu về các khía cạnh chính của phương pháp suy luận nhân quả.

GS. Scott Cunningham hiện là giáo sư kinh tế tại Đại học Baylor (Mỹ) và là Tổng Biên tập Technological Forecasting and Social Changes. GS. Scott Cunningham thường nghiên cứu các chủ đề liên quan đến sức khỏe tinh thần, các chính sách liên quan đến mại dâm, phá thai và ma túy. Tham gia phiên thứ hai của Workshop, GS. Scott Cunningham trình bày về các khía cạnh chính của phương pháp suy luận nhân quả thông qua việc giới thiệu về cuốn sách nổi tiếng mà ông đã xuất bản “Causal Inference: The Mixtape” – cuốn sách mô tả các phương pháp, các công cụ ước lượng kinh tế lượng, từ các phương pháp phổ biến trong lĩnh vực kinh tế lượng được sử dụng rộng rãi trong lịch sử bởi các nhà khoa học xã hội ứng dụng.

GS. Scott Cunningham cho biết suy luận nhân quả (Causal Inference) khác với một mô hình dự đoán (Predictive Modeling). Mô hình dự đoán xác định quá trình phát triển một mô hình theo cách có thể hiểu và định lượng độ chính xác dự đoán của mô hình trên dữ liệu chưa được nhìn thấy trong tương lai. Và khác với mô hình dự đoán, suy luận nhân quả được GS. Scott Cunningham bàn luận trong cuốn sách “Causal Inference: The Mixtape”; theo đó, khi phân tích tác động nhân quả cần phải xem xét các khía cạnh khác. Ngoài ra, trong mỗi nghiên cứu cần có giả định cần thiết để xác định tham số mục tiêu, dựa trên kiến thức về hiện tượng và đặt ra các giả định xác định dựa vào các câu hỏi nhân quả; sau đó, sử dụng một ước tính thích hợp các công cụ và phương pháp suy luận thông tin.

Để minh họa cho phương pháp suy luận nhân quả, GS. Scott Cunningham dẫn chứng nghiên cứu về tác động nhân quả đối với Đảo Rhode (Mỹ) khi thay đổi chính sách hoạt động mại dâm. Trong nghiên cứu này, Giáo sư ước tính tác động nhân quả trung bình của việc thay đổi chính sách đối với hành vi bạo lực cũng như ước tính kết quả sức khỏe một cách rõ ràng trong trường hợp Đảo Rhode không được hợp pháp hóa hoạt động mại dâm. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu về chính sách hoạt động mại dâm tại Đảo Rhode, GS. Scott Cunningham đã nghiên cứu rất kỹ về luật và lịch sử của địa phương này. Kết quả thu được thú vị như: Phát hiện ra rằng khi Đảo Rhode áp dụng chính sách hợp pháp hóa hoạt động mại dâm vào năm 2003 thì báo cáo thu được là tỷ lệ các vụ cưỡng hiếp giảm 30%, bệnh lậu ở phụ nữ giảm 40% so với ước tính về mức điều trị trung bình trên những người được điều trị tại địa phương này; và điều này được lý giải bởi sự tham gia của những phụ nữ biết chăm sóc sức khoẻ và lo lắng rủi ro các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexual Transmitted Diseases ­– STDs).

Để có được nghiên cứu đặc biệt trên, GS. Scott Cunningham đã mất khoảng thời gian gần 10 năm đến khi được công bố. Ông còn nhấn mạnh rằng nghiên cứu nhân quả thì không chỉ dựa vào dữ liệu có sẵn và áp dụng kỹ thuật hồi quy, mà học giả cần có kiến thức về lý thuyết kinh tế, am hiểu về lĩnh vực chuyên môn hoặc có kiến thức nền tảng chung.

GS. Scott Cunningham trình bày nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu nêu câu hỏi và thảo luận cùng GS. Scott Cunningham

GS. Nguyễn Trọng Hoài (UEH-JABES)  Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo ACBES 2021 phát biểu cảm ơn và thảo luận liên quan đến hai chủ đề chính của Workshop; đồng thời, Giáo sư chia sẻ thêm với các nhà nghiên cứu về hướng nghiên cứu cho Việt Nam, cũng như định hướng và khuyến khích các bài viết gửi đến JABES trong thời gian tới

Các nhà nghiên cứu cùng chụp ảnh lưu niệm tổng kết Buổi Workshop

Thông tin thêm:

Tất cả các thông tin mới JABES và các sự kiện nổi bật như Hội thảo khoa học quốc tế ACBES, chuỗi Tọa đàm JST và nhiều sự kiện khác sẽ được cập nhật liên tục trên các kênh thông tin chính thức của JABES như sau:

Tin, ẢnhJABES

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021