[Podcast] Chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam – Tiếp cận Foresight (Kỳ 1)
6 Tháng Mười Một, 2023
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn được xem là nền tảng của nền kinh tế cho cả các nước phát triển hoặc đang phát triển. Tuy nhiên, các DNVVN thường không có các nguồn lực số hóa và có giới hạn về mặt tài chính, nhân lực và trình độ nên gặp khó khăn ở các bước ban đầu thực hiện chuyển đổi số. Trước thực tế này, tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện khảo sát Delphi theo hướng tiếp cận Foresight với hơn 300 chuyên gia chuyển đổi số trong các DNVVN tại Việt Nam nhằm đánh giá những đặc thù, những vấn đề trong chuyển đổi số và tầm nhìn doanh nghiệp số tương lai, cũng dự báo nhu cầu chuyển đổi số và các hoạt động ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Cùng theo dõi kỳ 1 của bài viết ngay sau đây!

Thực hiện tiếp cận Foresight trong xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho DNVVN tại Việt Nam
Chuyển đổi số (CĐS) được xem là yếu tố then chốt, quan trọng để tiếp cận cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 thành công và tránh tụt hậu lại phía sau. Thực tế cho thấy các nước phát triển trên thế giới đang tăng trưởng mạnh nhờ vào việc chuyển đổi này. Theo nghiên cứu của Microsoft và IDG tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Microsoft, 2018), CĐS có thể đem đến cho GDP khoảng 6% vào năm 2017, 25% vào năm 2019, và khoảng 60% vào năm 2021. Năm 2018, CĐS đã tác động giúp tăng năng suất khoảng 15% và dự kiến sẽ lên 21% vào năm 2020. Đồng thời, 85% công việc sẽ phải thay đổi và có tới 27% công việc sẽ không còn nữa do tác động của CĐS trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc thực hiện CĐS không phải là công việc dễ dàng, các tổ chức phải xây dựng và thực hiện các chiến lược nhằm đánh giá những tác động của CĐS. Những chiến lược này liên quan đến việc chuyển đổi các hoạt động kinh doanh chính ảnh hưởng đến sản phẩm và quy trình, cũng như toàn bộ mô hình kinh doanh và khái niệm quản lý (Matt và cộng sự, 2015). Sau đây là những nguyên nhân chính thúc đẩy nghiên cứu:
- Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được xem là nền tảng của nền kinh tế cho cả các nước phát triển hoặc đang phát triển (Mittal và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, các DNVVN thường không có các nguồn lực số hóa và có giới hạn về mặt tài chính, nhân lực và trình độ nên gặp khó khăn ở các bước ban đầu thực hiện CĐS và họ thường không biết nên bắt đầu từ đâu, lên kế hoạch, quản trị và thực hiện như thế nào (IDC & Cisco, 2020).
- Thứ hai, trong số các công cụ hoạch định chiến lược, Foresight được phát triển liên tục trong thập kỷ qua dẫn đến nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu được thực hiện bởi các công ty lớn, nên không phải lúc nào cũng phù hợp với các DNVVN (Pouru, 2016; Vishnevskiy và cộng sự, 2015). Theo Van và cộng sự (2009), quá trình đổi mới trong các DNVVN thường không tồn tại hoặc chỉ được mô tả và triển khai một phần, bởi vì các hoạt động điều hành hàng ngày thường tốn nhiều thời gian và các DNVVN cảm thấy khó khăn trong việc xác định tầm nhìn chiến lược cho tương lai (Van de Vrande và cộng sự, 2009). Hiện tại, cũng chưa có nhiều nghiên cứu về việc xây dựng chiến lược CĐS cho DNVVN theo cách tiếp cận Foresight.
- Thứ ba, quá trình CĐS rất phức tạp và có tác động toàn doanh nghiệp. Từ đó, việc xây dựng và thực hiện chiến lược CĐS đã trở thành mối quan tâm chính đối với nhiều doanh nghiệp trước khi thực hiện CĐS và một cách tiếp cận có hệ thống là yếu tố quyết định để thành công (Hess và cộng sự, 2016; Matt và cộng sự, 2015).
Tổng quan nghiên cứu Foresight và áp dụng tại Việt Nam
Bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của phương pháp Foresight được áp dụng trong các tập đoàn lớn cũng như môi trường vĩ mô, hiện tại vẫn có khá ít các nghiên cứu về việc ứng dụng phương pháp này trong các DNVVN (Blackburn và cộng sự, 2020; Vishnevskiy và cộng sự, 2015). Tuy vậy, Foresight rất có lợi cho các DNVVN đang đối mặt với những thay đổi về công nghệ, bằng cách cho phép tổng hợp kiến thức về các công nghệ mới và do đó để thiết lập các ưu tiên và tạo ra các nỗ lực một cách có hệ thống, để phân bổ tối ưu các nguồn lực. Thay đổi công nghệ là một thách thức quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào, đặc biệt là đối với các DNVVN có nguồn lực hạn chế để giám sát, phát triển và chuyển giao các công nghệ.
Một trong những quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng Foresight cho các DNVVN là Singapore. Theo Vishnevskiy và cộng sự (2015), Holmes và Ferrill (2005) đã sửa đổi phương pháp luận xây dựng lộ trình công nghệ và áp dụng cho các công ty Singapore hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp – đó là quy trình năm mô-đun, bao gồm: Đánh giá ban đầu về vị trí hiện tại của DN, phân tích thị trường, tạo ra các khái niệm sản phẩm/dịch vụ, xác định các sáng tạo công nghệ chính, và việc thiết lập lộ trình tiếp theo. Quy trình này được sử dụng để xây dựng 36 lộ trình hoạt động và công nghệ trong các DNVVN (số lượng nhân viên từ 50 đến 200). Kế đến là chương trình lập bản đồ công nghệ cho các DNVVN được thực hiện ở Nam Hàn Quốc ở cấp chính phủ nhằm giúp các DNVVN tăng cường khả năng trong việc lập kế hoạch hoạt động nghiên cứu và phát triển, được thực hiện từ năm 2008 đến năm 2011, đã cung cấp sự hỗ trợ cho 148 công ty để tạo ra các lộ trình công nghệ trung hạn (3–5 năm) (Jun và cộng sự, 2013).
Về tình hình nghiên cứu trong nước, một số nghiên cứu về việc tiếp cận Foresight trong xây dựng chiến lược phải kể đến. Đầu tiên là nghiên cứu của Trần Thọ Đạt và cộng sự (2013) với đề tài: “Foresight và cách tiếp cận Foresight trong xây dựng chiến lược nguồn nhân lực giảng dạy công nghệ thông tin” đã sử dụng phương pháp kịch bản để xây dựng bốn kịch bản phát triển nguồn nhân lực giảng dạy công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam, đồng thời cũng sử dụng phương pháp điều tra Delphi để dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giảng dạy CNTT. Tiếp theo là các nghiên cứu: “Áp dụng phương pháp nhìn trước công nghệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở VN” (Bùi Tiến Dũng, 2018); “Ứng dụng cách tiếp cận Foresight trong xây dựng chính sách quản lý tài nguyên và môi trường của VN” (Hoành Thanh Hương, 2018); “Vai trò của dự báo công nghệ đối với hoạch định chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới” (Nguyễn Viết Hòa, 2018). Các nghiên cứu này đã chỉ ra những ưu điểm và sự phù hợp của cách tiếp cận Foresight trong xây dựng chiến lược và đề xuất quy trình cũng như các gợi ý về việc áp dụng Foresight.
Để thực hiện xây dựng chiến lược CĐS cho DNVVN tại VN, nghiên cứu sẽ dựa trên “Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược theo cách tiếp cận Foresight” do Trần Thọ Đạt và cộng sự (2013) đề xuất (Hình 1).

Hình 1. Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược theo cách tiếp cận Foresight
Tổng quan về thực trạng chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Nghiên cứu đã thực hiện tổng quan về thực trạng CĐS trong DNVVN tại Việt Nam, nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng CĐS, những rào cản, động lực thúc đẩy quá trình CĐS cũng như các chính sách hỗ trợ CĐS từ chính phủ cho các DNVVN.
Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số
Theo kết quả khảo sát về mức độ sẵn sàng đối với CMCN 4.0 trên 2.659 DN công nghiệp của Việt Nam vào năm 2018 thì phần lớn DN công nghiệp (85%) chưa có sự chuẩn bị gì cho CMCN 4.0; một số nhỏ DN (13%) đang ở mức “mới bắt đầu”; chỉ có 2% số DN được đánh giá là ở mức có trình độ cơ bản, đang học hỏi; không có DN được đánh giá ở mức đi đầu. Nếu đánh giá theo quy mô thì có đến 91% các DNVVN đang ở mức đứng ngoài cuộc với điểm số chỉ 0,51 trên 5 điểm, trong đó chỉ có 8% DN đang ở mức mới bắt đầu, và 1% DN ở trình độ cơ bản.

Hình 2. Mức độ sẵn sàng tiếp cận với CMCN 4.0 của các doanh nghiệp năm 2018. Nguồn: Bộ Công Thương (2018).
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT VN (VINASA) đã thực hiện trên 350 DN vào năm 2019 thì có 30,7% DN đã tìm hiểu về CĐS nhưng chưa biết cần phải làm gì; và 5,1% DN chưa hiểu biết cũng như chưa có hành động gì về thực hiện CĐS.
Qua đó, có thể đánh giá mức độ sẵn sàng CĐS của DNVVN tại VN trong giai đoạn trước năm 2019 là khá thấp. Tuy nhiên, sau đại dịch COVID-19 đã có những điểm sáng về mức độ sẵn sàng CĐS. Kết quả khảo sát 1.000 DN vào cuối năm 2022 cho thấy hầu hết các DN (chủ yếu là DNVVN) đã sẵn sàng cho sự chuyển đổi lên môi trường số; tất cả các ngành đều có điểm mức sẵn sàng CĐS trên 2 điểm, trong đó có 12 trên tổng số 16 ngành có điểm sẵn sàng trên mức trung bình (mốc điểm 2,5).

Hình 3. Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số theo ngành (2022). Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2023).
Những thách thức và rào cản thực hiện chuyển đổi số
Theo một nghiên cứu của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) năm 2017, các DNVVN VN thường gặp ba trở ngại chính khi triển khai CĐS là: (1) Thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tài chính, (2) khó khăn để tham gia vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, (3) hỗ trợ của chính phủ không hiệu quả. Báo cáo về Chỉ số phát triển kỹ thuật số của DNVVN khu vực châu Á – Thái Bình Dương được thực hiện trên 1.340 DN tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 4/2020 cho thấy tại VN, các DNVVN thường gặp các khó khăn khi thực hiện CĐS như: Thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng CNTT đủ mạnh (16,7%), thiếu tư duy số hoặc văn hóa số trong DN (15,7%)…
Theo kết quả khảo sát của Lương Minh Huân (2020) trên 400 DN nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 và xu hướng ứng dụng CĐS của các DN thì phần lớn các DNVVN gặp nhiều rào cản trong việc ứng dụng công cụ số hơn so với DN lớn như: Chi phí ứng dụng các công cụ số cao (59,8%), thiếu cơ sở hạ tầng (37,5%), thiếu thông tin về công nghệ số (35,9%), thiếu nhân lực nội bộ (35,3%)…
Nhằm chuẩn bị cho các hoạt động của Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025, Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021) đã tiến hành khảo sát hơn 1.300 DN, trong đó có 72% là các DNVVN, kết quả khảo sát cho thấy có đến 60,1% DN gặp khó khăn về chi phí đầu tư và ứng dụng công nghệ số; tiếp đến là 52,3% DN gặp khó trong việc thay đổi thói quen, tập quán kinh doanh; 52,3% DN không có đủ nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số.

Hình 4. Những thách thức và rào cản của DN khi thực hiện CĐS. Nguồn: Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021).
Những động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
Theo Hung (2019), DN khi thực hiện CĐS có thể có được những lợi ích sau: (1) Tăng tỷ suất lợi nhuận, (2) tăng năng suất, (3) giảm chi phí, (4) tăng doanh thu, (5) tăng mức độ tương tác của khách hàng (Hung, 2019). Theo IDC và Cisco (2020), động lực thúc đẩy CĐS của các DNVVN VN là: Tăng trưởng và mở rộng thị trường (18%), mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn (16%), ra mắt sản phẩm/ dịch vụ mới hoặc cải tiến những sản phẩm/ dịch vụ hiện có (15%)…
Với sự tác động và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, DNVVN VN cũng đã nhận thức được những lợi ích to lớn của CĐS nhằm giúp DN vượt qua đại dịch và phát triển bền vững trong tương lai. Theo kết quả khảo sát của Lương Minh Huân (2020), DNVVN VN kỳ vọng CĐS sẽ giúp: Giảm chi phí (67,1%), giảm giấy tờ (56,8%), giảm tiếp xúc trực tiếp (52,1%), quản trị kinh doanh hiệu quả (51,4%).

Hình 5. Những động lực của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số. Nguồn: Lương Minh Huân (2020).
Những chính sách hỗ trợ chuyển đổi số từ Chính phủ
Hiện tại, Bộ Chính trị, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ DNVVN, đặc biệt là quá trình tiếp cận CMCN 4.0 và thực hiện CĐS. Cụ thể:
- Ngày 03/6/2020, theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Ngày 07/01/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt “Chương trình hỗ trợ DN CĐS giai đoạn 2021-2025” về hỗ trợ thúc đẩy CĐS trong DNVVN. Sau một năm thực hiện, đã có gần 200.000 người dùng tiếp cận được các tài liệu hướng dẫn nâng cao nhận thức về CĐS, hơn 500 DN thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng CĐS, và khoảng 100 DN đang được hỗ trợ tư vấn.
- Ngày 26/3/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt “Chương trình hỗ trợ DNVVN CĐS” tập trung vào việc đẩy nhanh việc CĐS trong DNVVN thông qua việc áp dụng các nền tảng số tốt nhất. Sau hơn 11 tháng thực hiện, chương trình đã lựa chọn được 23 nền tảng số xuất sắc “Make in Vietnam” để công bố và giới thiệu cho các DN qua trang web Smedx.vn.
- Ngày 26/08/2021, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ DNVVN.
- Ngày 13/12/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định 1970/QĐ-BTTTT phê duyệt “Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ CĐS DN và hỗ trợ thúc đẩy DN CĐS”.
- Ngày 10/05/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT quy định rõ chi tiết và hướng dẫn thực thi liên quan đến việc hỗ trợ DNVVN về công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn…
Xem toàn bộ Bài nghiên cứu Xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam – Tiếp cận Foresight TẠI ĐÂY.
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn, Lê Ngọc Thạnh – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Trương Văn Tú, Nguyễn Trung Tuấn – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #94 tiếp theo.
Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông UEH
Giọng đọc: Ngọc Quí

[Podcast] Lãnh đạo số – Góc nhìn tổng quan từ trong kỷ nguyên số
25 Tháng Hai, 2025
[Podcast] Góp ý giải pháp phát triển giáo dục Đại học
5 Tháng Hai, 2025
[Podcast] Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên
22 Tháng Một, 2025
[Podcast] “Mô hình Campus thích ứng – Giải pháp dành cho Mekong bền vững”
13 Tháng Một, 2025
[Podcast] Đào tạo nhân lực Mekong tương lai: Trao quyền hành động bền vững
30 Tháng Mười Hai, 2024
[Podcast] Dự án Phát triển khung công bằng giao thoa nhằm khuyến khích khả năng đi bộ
30 Tháng Mười Hai, 2024
[Podcast] Chiến lược thiết kế hậu kỹ thuật số trong nghệ thuật truyền thông
27 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Đồng sáng tạo và xây dựng cộng đồng ArtTech hướng tới tương lai bền vững
26 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Quản trị công nghệ trong kỷ nguyên 4.0: Tổng quan và nhu cầu thị trường
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Công nghệ thông tin – truyền thông và sự ổn định của hệ thống ngân hàng
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Vai trò của chính sách vĩ mô thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam
21 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] NFTs – Cuộc cách mạng nghệ thuật hay cơn sốt nhất thời?
18 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] CareFeeder – Giải pháp công nghệ hỗ trợ người già và bệnh nhân Parkinson tự ăn uống
11 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Ứng dụng học máy trong phân tích dữ liệu quản trị nguồn nhân lực
11 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Nghệ thuật dân gian thời 4.0: Múa rối nước tự động dựa trên nền tảng robot
7 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Bứt phá hiệu suất sáng tạo nhân viên nhờ phản hồi mang tính phát triển
7 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] Giải pháp MPIA: Lối thoát tạm thời cho cuộc khủng hoảng thương mại quốc tế?
7 Tháng Mười Một, 2024
[Podcast] “Căn bệnh Hà Lan” trong việc nhận kiều hối và trường hợp Việt Nam
31 Tháng Mười, 2024
[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên
22 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Giải pháp nâng cao hoạt động vận động cho sinh viên
9 Tháng Tám, 2024
[Podcast] Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Và Hành Vi Ngoài Vai Trò Của Công Chức
29 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Định Hình Chiến Lược Phát Triển Toàn Diện, Bền Vững Cho Đất Nước
25 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Mô Hình Đại Học Bền Vững Dành Cho Các Thị Trường Mới Nổi
19 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Những Tiếp Cận Mới Nhất Dành Cho Các Đại Học Bền Vững
11 Tháng Bảy, 2024
[Podcast] Tác Động Của Nguồn Nhân Lực Xanh Đến Các Mục Tiêu Về Môi Trường
24 Tháng Năm, 2024
Kinh Tế Xã Hội Và Sự Phát Thải CO2 Ở Việt Nam Giai Đoạn 1990 – 2018
23 Tháng Năm, 2024
Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
15 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Pháp Luật Dữ Liệu – Kỳ 1: Cần Một Cách Tiếp Cận Mới
14 Tháng Năm, 2024
Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
8 Tháng Năm, 2024
[Podcast] Đánh Giá Quảng Cáo Trên Nền Tảng Tiktok
7 Tháng Năm, 2024
[podcast] Phản Ứng Của Chính Sách Xã Hội Đối Với Đại Dịch Covid-19 Ở Một Số Quốc Gia (Kỳ 1)
8 Tháng Mười Hai, 2023
Promoting Learner Autonomy in English Language Learning (Part 2)
28 Tháng Mười Một, 2023
[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
10 Tháng Mười Một, 2023
ArtTech and sustainable development
27 Tháng Mười, 2023
Cộng đồng ArtTech đầu tiên tại Việt Nam – Một năm nhìn lại
9 Tháng Mười, 2023
ArtTech – Một xu hướng tương lai
5 Tháng Mười, 2023
ArtTech và phát triển bền vững
3 Tháng Mười, 2023
[Podcast] Máy Tính Và Công Nghệ “Không Đi Một Mình” – Phần 4
24 Tháng Bảy, 2023
[Podcast] Tác Động Của Đồng Tiền Kỹ Thuật Số Đến Tỷ Giá Hối Đoái
14 Tháng Mười Một, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Ngành Du Lịch Việt Nam
5 Tháng Năm, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Lĩnh Vực Y Tế Ở Việt Nam
25 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Phân Tích Dữ Liệu Con Người Tại Việt Nam
18 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Chuyển Đổi Số Trong Nông Nghiệp Ở Việt Nam
11 Tháng Ba, 2022
[Podcast] Mô Hình Kinh Tế Chia sẻ: Các Vấn Đề Quản Lý Ở Việt Nam
21 Tháng Một, 2022
[Podcast] Nâng Cao Trải Nghiệm Khách Hàng Trực Tuyến Trong Ngành Du Lịch
15 Tháng Một, 2022
[Podcast] Chính Sách Lao Động Việc Làm Cho TP. HCM Trong Giai Đoạn Sau Giãn Cách
28 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xây Dựng Thị Trường Chứng Khoán Phi Tập Trung Dựa Trên Công Nghệ Blockchain
24 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Trong Thế Giới Số: Góc Nhìn Từ Nghề Nghiệp Kế Toán, Kiểm toán
21 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Học Tập Suốt Đời Tại UEH: Hướng Đến Đại Học Bền Vững
14 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Xu Hướng Kinh Doanh Bán Lẻ Trực Tuyến Thời Kỳ Covid
10 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Big Data Cho Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững: Kinh Nghiệm Quốc Tế
7 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cải Cách Luật Đất Đai Để Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế
2 Tháng Mười Hai, 2021
[Podcast] Cuộc Cách Mạng Trong Kinh Tế Học Thực Nghiệm
30 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Từ Góc Nhìn Khai Thác Dữ Liệu Lớn (Big Data)
17 Tháng Mười Một, 2021
[Podcast] Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 5 : Tiền Ổn Định Tư Nhân Diem
5 Tháng Mười Một, 2021
Đứt gãy chuỗi cung ứng vùng trọng điểm phía Nam: 8 giải pháp
20 Tháng Mười, 2021
[Podcast]Toàn Cảnh Tiền Tệ Kỹ Thuật Số – Phần 2: Những Cột Mốc Phát Triển
19 Tháng Mười, 2021
[Podcast] Toàn cảnh tiền tệ kỹ thuật số – Phần 1: Xu thế của thời đại
15 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (Phần 3): Các Giải Pháp Hỗ Trợ
8 Tháng Mười, 2021
UEH chủ trì thành công Hội thảo ICBF 2021
7 Tháng Mười, 2021
GRSD 2021- Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”
6 Tháng Mười, 2021
NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?
4 Tháng Mười, 2021
‘Đổi mới giáo dục nghề nghiệp là động cơ tăng trưởng kinh tế’
30 Tháng Chín, 2021
Giải pháp “mở cửa” an toàn với các khu công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
27 Tháng Chín, 2021
Khi cuộc sống “bình thường mới”, nơi ở cho người lao động cần được quan tâm
9 Tháng Chín, 2021
Hướng phát triển mô hình đào tạo luân phiên (Dual Education) tại Việt Nam
6 Tháng Chín, 2021
Webinar: Tương lai ngành Thẩm định giá trong thập niên mới
17 Tháng Tám, 2021
Hãy là người dùng thông minh khi đón nhận và chia sẻ thông tin
9 Tháng Tám, 2021
Webinar: An toàn thông tin kế toán trong kỷ nguyên số
3 Tháng Tám, 2021
Có nên đưa lãi suất tiền gửi VND về 0 phần trăm?
20 Tháng Bảy, 2021
Chu kỳ giảm giá của đồng USD?
TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai
ThS. Tô Công Nguyên Bảo
26 Tháng Sáu, 2021
Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?
TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong trường đại học: Dạy học trực tuyến sẽ trở thành xu hướng tất yếu
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài
26 Tháng Sáu, 2021
Tiền số ngân hàng Trung ương – Vận hành và thử nghiệm
Châu Văn Thành
26 Tháng Sáu, 2021
Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam
Khoa Quản lý nhà nước
26 Tháng Sáu, 2021
“Cấp cứu” doanh nghiệp trước làn sóng COVID-19 thứ 4
23 Tháng Sáu, 2021
Chuyên gia UEH: Việt Nam nên kết hợp tiêm vaccine miễn phí và dịch vụ
23 Tháng Sáu, 2021
Hội thảo khoa học về Thị trường bảo hiểm Việt Nam (Conference on Vietnam’s Insurance Industry – CVII)
Khoa Toán – Thống Kê
7 Tháng Sáu, 2021
Muốn có trung tâm tài chính phải có chiến lược thích ứng
Khoa Tài chính
5 Tháng Sáu, 2021
Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán
Bộ Khoa học và Công nghệ
5 Tháng Sáu, 2021
Sự hữu ích của Lý thuyết trò chơi: Thảo luận về giải Nobel Kinh tế năm 2020
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Đoán định tư pháp: Xu thế mới trong hành nghề Luật
Khoa Luật
5 Tháng Sáu, 2021
Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Nghiên cứu Kinh tế học lao động trong sự biến động của thế giới
JABES
5 Tháng Sáu, 2021
Kết hợp Nghệ thuật và Công nghệ hướng đến Thành phố thông minh đáng sống
Viện Đô thị thông minh và Quản lý
5 Tháng Sáu, 2021
Chuỗi bài “The Basics of B2B”: Thị trường việc làm rộng mở nhiều sinh viên chuyên ngành Marketing đang bỏ quên
TS. Đinh Tiên Minh
5 Tháng Sáu, 2021
Môi trường không phải để nhà đầu tư xài miễn phí!
TS. Phạm Khánh Nam
5 Tháng Sáu, 2021
2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới
PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo
5 Tháng Sáu, 2021
Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp
Phạm Khánh Nam, Việt Dũng
5 Tháng Sáu, 2021
Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền
Quách Doanh Nghiệp
5 Tháng Sáu, 2021
Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam
PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn
5 Tháng Sáu, 2021
Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt
Ths. Lê Thị Hồng Hoa
5 Tháng Sáu, 2021