[Podcast] Máy Tính Và Công Nghệ “Không Đi Một Mình” – Phần 3: “Cái Khó” Của Nhân Lực Máy Tính Và Công Nghệ

13 Tháng Bảy, 2023

Kỷ nguyên 5.0 – Kỷ nguyên của một xã hội siêu thông minh là điều sẽ diễn ra và mốc thời gian được xác định rất gần: 2035 hoặc có thể sớm hơn. “Sự lên ngôi của hàng loạt siêu công nghệ” – “Nâng cao tương tác giữa người và máy” – “đặt con người làm trung tâm” chính là những từ khóa “hot” khi đề cập đến giai đoạn này. Bắt nhịp xu hướng thời đại, UEH cho rằng: Hơn bao giờ hết, các nhà Quản trị, Lãnh đạo trong các lĩnh vực Kinh doanh, Kinh tế, Luật, Quản lý Nhà nước, Dữ liệu, Truyền thông cần hiểu và biết cách ứng dụng Máy tính, Công nghệ vào chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng chính là động lực để UEH triển khai chuỗi bài kiến thức ứng dụng Máy tính và Công nghệ “Không đi một mình” với 5 phần hấp dẫn dưới sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành.

Các chuyên gia chia sẻ chủ đề “Cái khó” của nhân lực Máy tính và Công nghệ

Sự tiến triển nhanh chóng trong kỷ nguyên công nghệ đã tạo ra những thế khó của nhân lực lĩnh vực Máy tính và Công nghệ. Đặc biệt khi các nhân sự am hiểu kỹ thuật thì ít hiểu về nghiệp vụ và các nhân sự nghiệp vụ thì lại không biết đến công nghệ. Thách thức này chính là một trong những rào cản của quá trình chuyển đổi số trong một tổ chức. Vậy cụ thể đó là những thách thức như thế nào? Với chủ đề “Cái khó” của nhân lực Máy tính và Công nghệ, phần 3 của chuỗi bài kiến thức ứng dụng Máy tính và Công nghệ “Không đi một mình” sẽ mang đến cho độc giả những chia sẻ thực tế từ kinh nghiệm của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực gồm: Ông Ngô Văn Toàn – Chủ tịch BTZ Group; TS. Ngô Tấn Vũ Khanh – Tư vấn cấp cao công ty Kaspersky Lab VN; Ông Nguyễn Đức Minh Quân – Giám đốc Trung Tâm Giải Pháp Thông Minh, Công ty FPT IS; Ông Phí Anh Tuấn – Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM; dưới sự điều phối của TS. Thái Kim Phụng – Phó Hiệu trưởng Trường Công nghệ và Thiết kế UEH.

Nhu cầu về nguồn nhân lực Máy tính và Công nghệ thông tin tăng rất cao trong thời gian tới

Thái Kim Phụng: Kính thưa anh Phí Anh Tuấn – Phó chủ tịch Hiệp hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay anh nhận định thế nào về tình hình thị trường lao động lĩnh vực máy tính và Công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam cũng như trên thế giới?

Ông Phí Anh Tuấn: Với góc độ là hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh thì chúng tôi cũng có một số những đánh giá tổng thể như sau:

Thứ nhất,lực lượng lao động chuyên ngành công nghệ thông tin vẫn đang tiếp tục phát triển, đặc biệt các công ty làm gia công cho quốc tế. Và một nhu cầu nữa là các bạn trẻ đã và đang tự khởi nghiệp ở các môi trường quốc tế,  không còn ở phạm vi Việt Nam.

Thứ hai,  lực lượng cán bộ, công nhân viên, nhân viên của các đơn vị sử dụng đầu cuối, tức là, các doanh nghiệp, các tổ chức cũng đang tăng cao. Tại sao đang tăng cao? Bởi vì thực tế nhu cầu của chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam  rất chi tiết và có lượng hóa, chương trình đưa ra khái niệm hoặc là những chỉ tiêu về quản lý số cho các cơ quan công quyền.

Thứ ba, quản lý kinh tế số, làm sao cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động bằng công nghệ thông tin và cuối cùng là xã hội số, hướng tới phục vụ cho người dân được thụ hưởng càng nhiều thành tựu của CNTT càng tốt.

Hội tin học TP.HCM đánh giá: (1) Lực lượng mới ra trường, chúng ta đang đào tạo với chuyên môn nghiệp vụ rất cao; (2) Lực lượng nội tại của các doanh nghiệp cần đào tạo thêm kiến thức về công nghệ ngoài kiến thức kinh doanh để tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả doanh nghiệp. 

Tóm lại, nhu cầu về nguồn nhân lực Máy tính và Công nghệ thông tin tăng rất cao trong thời gian tới. Một trong những điểm tôi nghĩ bản thân chúng ta cũng cần nên xem xét là nếu như đào tạo tách biệt giữa khối công nghệ thông tin với ngành nghiệp vụ như Kinh tế, Marketing hay là nhiều ngành khác thì sẽ có khoảng cách giữa hai bên. Tức là sinh viên công nghệ thông tin ra trường rất giỏi nhưng lại rất thiếu các kiến thức về mặt nghiệp vụ. Ngược lại thì rất nhiều các anh/chị cũng giống như sinh viên kinh tế ra trường lại không có sự trang bị ban đầu về tính hệ thống, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là tốc độ thay đổi về công nghệ càng ngày càng cao như hiện nay.

Phiên chia sẻ quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ

Thách thức hiện nay đối với nhân sự Công nghệ và Máy tính

Thái Kim Phụng: Với những chia sẻ của anh Phí Anh Tuấn, chúng ta đã thấy một bức tranh rõ nét về nhu cầu nguồn nhân lực của lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin Việt Nam cũng như trên thế giới. Tiếp theo, xin phép được hỏi anh Ngô Văn Toàn – Chủ tịch BTZ Group, một trong những chuyên gia công nghệ hàng đầu của Việt Nam. Trước đây lĩnh vực về công nghệ và máy tính gắn liền với môi trường về kỹ thuật. Vậy, thách thức hiện nay đối với những nhân sự này như thế nào? Có những khó khăn gì không đối với những nhân sự mà anh đã từng tuyển dụng?

Ông Ngô Văn Toàn: Nói về thách thức của nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì có nhiều góc độ để chúng ta có thể xem xét nhưng mà tôi tạm chia là hai góc độ. Đó là mấy em mới ra trường và các bạn có kinh nghiệm ở các mức độ chuyên sâu, chuyên gia.

Tôi cho rằng về mặt công nghệ thông tin thì Việt Nam chúng ta là trong một trong những quốc gia được quốc tế đánh giá phát triển khá mạnh và tốt. Nhưng chúng ta cũng không thể tự mãn mà phải thấy là có những thách thức. Các sinh viên và các em mới ra trường có một thách thức là kỹ năng lực thực hành còn hạn chế. Có nghĩa là chương trình tham khảo các chương trình nước ngoài khá tốt, nhưng rất nhiều em ra trường kỹ năng thực hành còn thiếu và đây là trăn trở mà hiện nay các trường đại học phối hợp với các doanh nghiệp để chúng ta dần dần thu hẹp điều đó.

Một điểm thứ hai nữa chúng ta nhận thấy đặc trưng của các ngành công nghệ thông tin là tính hội nhập rất là cao so với những ngành khác. Cho nên năng lực tiếng Anh là một điều rất là quan trọng, bây giờ các bạn có thể thấy có nhiều em rất là trẻ, những startup nhỏ nhưng mà họ đã liên thông với quốc tế và họ có những sự phát triển tốt không chỉ về kỹ thuật mà liên quan tới vấn đề kinh doanh gọi vốn. Các bạn làm công ty nước ngoài hoặc các dự án nước ngoài thì năng lực tiếng Anh hết sức quan trọng. Nhưng thật sự mà nói, đây là một điểm khó khăn không chỉ cho các em mới ra trường mà kể cả các bạn làm lâu năm. Nếu so với năm 10 năm trước thì đã là khá hơn rất là nhiều.

Còn lớp thứ hai, chúng ta thấy rằng công nghệ thông tin không đơn giản là một ngành khoa học kỹ thuật mà nó thực sự là một ngành công nghiệp – một ngành công nghiệp hùng mạnh. Và đã là công nghiệp thì phải thấy rằng để các sản phẩm đến được tay khách hàng thì nó trải qua rất là nhiều công đoạn chứ không phải là chỉ là làm kỹ thuật không.

Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sản phẩm, startup, công ty đã nỗ lực nhưng cuối cùng đổ sông đổ bể hoặc là thất bại bởi vì không thể ra thị trường được. Công nghệ thông tin được nhìn nhận như một ngành công nghiệp thì sẽ có đầy đủ các vai trò từ tìm hiểu nhu cầu khách hàng, marketing, bán hàng, chuỗi cung ứng,… để làm sao cuối cùng ra được thị trường. Chúng ta thấy là với một cái công nghiệp bao gồm toàn bộ các công đoạn như vậy thì các vấn đề kỹ thuật chỉ là một phần của nó mà thôi. Điều này dẫn tới tình trạng là kể cả mới ra trường hay có kinh nghiệm lâu năm thì việc liên kết nguyên một chuỗi giá trị kể trên vẫn là sự hạn chế của chúng ta. Chúng ta làm ra sản phẩm không phải chỉ thỏa mãn cho việc làm sản phẩm mà cuối cùng là có ai xài hay không? Khách hàng họ biết hay không? Và họ có dùng hay không? Cho nên nó liên quan tới rất nhiều kiến thức lẫn lĩnh vực chuyên môn về kinh doanh.

Nếu chúng ta không có những kiến thức cơ bản của kinh tế, cũng như là về tài chính, chúng ta sẽ không thể nào làm một sản phẩm đúng nghĩa để ra thị trường được thì tôi cho rằng đó là những thách thức nói chung.

Phiên chia sẻ được diễn ra sôi nổi

Vai trò của công nghệ thông tin đối với việc vận hành một doanh nghiệp

Thái Kim Phụng: Anh Ngô Văn Toàn đã chia sẻ rất rõ về các khó khăn trong lĩnh vực máy tính và CNTT. Nó không đơn thuần là về kỹ thuật mà liên quan đến một cái ngành nghề về công nghiệp hùng mạnh, ngoài kiến thức rất chuyên sâu về kỹ thuật, chúng ta cần phải có những kiến thức nhất định liên quan đến lĩnh vực ứng dụng này để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Câu hỏi tiếp theo, hiện nay vai trò của công nghệ thông tin nó như thế nào đối với việc vận hành một doanh nghiệp? Xin mời anh Nguyễn Đức Minh Quân – Giám đốc Trung Tâm Giải Pháp Thông Minh, Công ty FPT IS.

Ông Nguyễn Đức Minh Quân: Công nghệ Thông tin càng ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành một thành phần tất yếu trong các việc quản trị một doanh nghiệp. Công nghệ thông tin hay công nghệ đều giúp doanh nghiệp và phát huy được những giá trị hiện hữu của doanh nghiệp, ví dụ như là CNTT có thể giúp nâng cao hiệu suất, nâng cao khả năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách áp dụng những giải pháp ERP quản trị nhân sự, những cái giải pháp tự động, quản trị kho bãi… thì những giải pháp CNTT ấy sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh của đơn vị ngày càng tốt hơn và đỡ mất thời gian, đỡ mất chi phí hơn.

Ngoài ra, CNTT còn giúp cho việc doanh nghiệp kết nối với khách hàng càng trở nên dễ dàng hơn, chưa bao giờ mà một doanh nghiệp có thể đưa một cái thông điệp đến các khách hàng đơn giản như hiện nay. Chúng ta có mạng xã hội, chúng ta có chat, các giải pháp OTP/OTT (các công nghệ về phương thức xác thực) để có thể đưa những thông điệp đến với khách hàng thì việc đấy đã giúp cho các công việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày một tốt hơn. Ngoài ra, CNTT còn giúp cho doanh nghiệp khai phá những giá trị mới mà chưa bao giờ doanh nghiệp có được trong quá khứ. Ví dụ như khi áp dụng công nghệ thông tin Big data, phân tích dữ liệu lớn, AI, Machine Learning thì doanh nghiệp có thể khai thác được các nguồn dữ liệu phong phú mà doanh nghiệp đã có trong suốt quá trình hoạt động. Và khi đó thì những cái dữ liệu này nó sẽ trở nên vô cùng giá trị. Giá trị này sẽ trở thành là giá trị bền vững của công ty, của cổ đông và của từng nhân viên trong doanh nghiệp.

Và một điểm nữa thì công nghệ có thể nói là một thành phần lớn thúc đẩy sự sáng tạo đổi mới trong doanh nghiệp. Công nghệ chính là niềm cảm hứng vô biên cho các việc sáng tạo. Ở đây công nghệ sẽ giúp cho những nhân viên và những nhà quản lý có những giải pháp mới, các dịch vụ mới cung cấp những giá trị mới cho khách hàng. Từ đó sẽ mở ra những mảng kinh doanh mới cho khách hàng. Một điểm đáng chú ý, đối với các thị trường lao động trong tương lai, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung tuyển dụng những những những nhân viên có khả năng về công nghệ. Có thể nói là những công nghệ lấy mất việc làm. Thực tế thì trong quá khứ, công nghệ đã từng thay thế chúng ta. Máy móc thay thế công nhân. Những công nhân bị thay thế ở đây chính là những công nhân không biết sử dụng máy móc. Internet máy tính đã từng thay thế nhân viên.

Với những phát triển của công nghệ thì các bạn sinh viên – những người bạn đang chuẩn bị hành trang để tham gia quá trình lao động nên chủ động trang bị những kiến thức về công nghệ để làm hành trang cho những tiến bộ công nghệ không thay thế chúng ta trong tương lai.

Thái Kim Phụng: Cảm ơn anh Quân – một chuyên gia đến từ Công ty Cổ phần Hệ thống thông tin FPT và đang làm Giám đốc Trung tâm Giải pháp thông minh. Và anh có những chia sẻ liên quan đến vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh nghiệp. Như vậy ngoài những vai trò trong vận hành hiện nay thì ta thấy được công nghệ thông tin còn tạo ra giá trị mới, đặc biệt là thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì anh cũng có đề cập đến khi mà chúng ta đưa công nghệ vào được hệ thống thì có khả năng là nhân sự và một số bộ phận liên quan sẽ giảm xuống. Vậy những nhân sự liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng như nhân sự về tài chính, về sale và về marketing. Như vậy thì trước bối cảnh hiện nay, khả năng tiếp cận thế nào về công nghệ và họ có cần thiết phải cập nhật kiến thức công nghệ hay không? Câu hỏi này cũng xin gửi đến phía anh Phí Anh Tuấn có thể giúp cho tọa đàm giải đáp thắc mắc thêm về những nhân sự như vậy thì họ sẽ tiếp cận công nghệ như thế nào? Về tốc độ ứng dụng?

Ông Phí Anh Tuấn: Tôi cũng cho rằng câu chuyện mà chúng ta phải học, phải tiếp cận những công nghệ mới là chuyện đương nhiên liên tục trong một đời sống vận hành doanh nghiệp. Tôi cho rằng câu chuyện này chúng ta phải nhìn thấy trước và người nhân sự ấy cũng phải nhìn. Tôi lấy một ví dụ nó thay đổi rất là nhanh, tiếp lời anh Quân trước đây nghiệp vụ quản lý kho thì chúng ta đang làm rất là bình thường. Thế nhưng bây giờ khi mà chúng tôi theo dõi thì các doanh nghiệp khó phải bắt đầu chuyển dịch bởi vì quản lý cho bán hàng online hoàn toàn khác xa với kho truyền thống. Quản lý kho trước đây là một cái kho để cho hàng hóa, đóng gói, xử lý sản xuất ở trong nội tại doanh nghiệp. Thế nhưng bây giờ, kho phục vụ cho thương mại điện tử thì lại khác rất nhiều. Tức là lúc bấy giờ mặt hàng thì nhỏ, nhiều, đóng liên tục, chạy liên tục để kịp giao cho các anh chị và các cô bán hàng online trên mạng, ở đây tôi chưa nói là các doanh nghiệp nữa. Chúng ta phải hình dung sự chuyển dịch đó rất là mạnh mẽ và chúng ta phải làm quen với các cái ứng dụng trên thiết bị di động. Chúng ta phải quen, khi mà chúng ta đi kiểm kê kho không phải là đến nữa mà có thể chỉ cần dùng mã code hoặc dùng iPad để có thể kiểm tra. Cái đấy là một sự tham gia của công nghệ vào trong quá trình quản lý.

Đối với các bạn đang đi học về chuyên môn thì tôi cho rằng chúng ta phải đào tạo những nguyên lý vận hành cơ bản của doanh nghiệp. Nhưng mà bắt buộc các bạn sinh viên phải có sự tìm hiểu các xu hướng về công nghệ trong các ngành nghề của mình. Tuy nhiên, mọi việc đều có mặt trái. Nếu như chúng ta phụ thuộc nhiều công nghệ thì chúng ta dễ mất đi kỹ năng xử lý tình huống. Ví dụ về Chat GPT chẳng hạn, hoàn toàn các bạn sinh viên, thậm chí các bạn học sinh phổ thông có thể tìm hiểu về một cái ngành nghề nào đó thuận tiện hơn. Nhưng xử lý tình huống trong quá trình kinh doanh thì nó là một kỹ năng mà tôi cho rằng các bạn khi tiếp cận thì phải ứng dụng công nghệ vào trong công việc của mình để khai thác được tất cả kiến thức mà đã có trên trên mạng. Thứ hai đó là kỹ năng xử lý thông tin dữ liệu để chúng ta giải quyết tốt các tình huống. Những người nắm bắt được cả 2 như thế tôi tin tưởng luôn có những vị trí tốt trong tổ chức doanh nghiệp.

Nhu cầu về an toàn thông tin và những vị trí việc làm

Thái Kim Phụng: Cảm ơn anh Tuấn. Chúng ta cũng thấy rằng bộ phận dịch vụ phải nắm xu hướng về công nghệ để giải quyết công việc tốt hơn. Quá trình chuyển đổi số gắn liền với việc ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp. Nhắc đến máy tính, nhắc đến công nghệ thông tin thì hiện nay chúng ta cũng đang gặp rất nhiều vấn đề về an toàn thông tin. Một câu hỏi xin gửi đến anh Ngô Tuấn Vũ Khanh – một trong những chuyên gia tư vấn cấp cao của công ty KasperSky lab Việt Nam thì anh nhận định thế nào về nhu cầu về an toàn thông tin trong các nhà máy, xí nghiệp và những cái vị trí việc làm về an toàn thông tin?

Ông Ngô Tuấn Vũ Khanh: Trước khi trả lời câu hỏi của thầy Phụng thì mình xin đưa ra một số các số liệu để chứng minh về nguồn nhân lực Việt Nam. Thứ nhất, theo tổ chức quốc tế về an toàn thông tin và các công ty bảo mật hàng đầu thế giới, ví dụ như là Kaspersky khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện tại đang thiếu khoảng 2 triệu chuyên gia về an toàn thông tin. Còn tại Việt Nam, theo thống kê của Cục an toàn thông tin thuộc Bộ truyền thông năm 2021-2022, hiện tại chúng ta đang có khoảng 50.000 đến 60.000 nhân lực về an toàn thông tin. Tuy nhiên số lượng cần thiết dành cho sự phát triển vũ bão của công nghệ những năm gần đây thì cục an toàn tin cũng đưa ra con số là 700.000. Từ đó, chúng ta thấy con số nhu cầu là 700.000 nhân lực an toàn thông tin. Tuy nhiên, thị trường hiện tại đang chỉ có 50.000. Đây là một số thiếu rất lớn.

Đấy là mình nói về số liệu, còn nói về chuyện thực tiễn thì trong suốt quá trình triển khai các hệ thống công nghệ thông tin và an toàn thông tin đại chúng tại Việt Nam và khu vực Đông Dương thì tôi có một số điểm rất băn khoăn và lo lắng, đó là nguồn nhân lực thực sự chất lượng cao cũng như là nguồn nhân lực dàn trải trong các ngành an toàn thông tin tại Việt Nam. Hầu hết các vấn đề về rủi ro an toàn thông tin về bảo mật rồi thậm chí là những vấn đề về tấn công có chủ đích thì hầu hết đến từ nhân lực chứ lại không đến từ kỹ thuật. Đấy là vấn đề nguy hiểm nhất vì chúng ta bây giờ về mặt giải pháp an toàn thông tin và giải pháp về mã mật có rất nhiều. Nhưng mà người vận hành giải pháp đó thì là rất thiếu, đặc biệt tất cả những ai trong các bộ môn gọi là an toàn thông tin thì đều cho rằng an toàn thông tin, bảo mật là một ngành đặc thù của công nghệ thông tin. Mặc dù ta nghe nói là công nghệ thông tin vốn đã đặc thù rồi thì an toàn thông tin lại là đặc thù của đặc thù nữa.

Và vì đặc thù vậy, một trong những đặc thù đó chính là nhân lực. Tiến đến một mức độ nào đó về an toàn thông tin nhân lực đóng vai trò chủ chốt chứ không phải là công nghệ. Đấy cũng là một điều mà khá bất ngờ với vài quý khán giả. Thêm nữa, những xu hướng công nghệ gần đây thì lại thiên về quản lý điều hành tập trung. Chúng tôi thường gọi đó là Trung tâm giám sát điều hành an ninh mạng. Để thành lập Trung tâm giám sát điều hành an ninh mạng cả chục ngàn số lượng user trên, nhu cầu hiểu được cách vận hành doanh nghiệp (business operation) hay là chuyên môn nghiệp (domain expert) của doanh nghiệp rất quan trọng trong các vấn đề về bảo toàn, bảo đảm an ninh thông tin khi mà chúng ta xây dựng Trung Tâm giám sát và điều hành an ninh mạng là vì chúng ta không hiểu được cách mà doanh nghiệp đang tồn tại từ bộ phận bán hàng, marketing, kho, tài chính không đánh giá được những rủi ro thì chúng ta không bao giờ làm được câu chuyện đảm bảo an toàn an ninh bằng Trung tâm giám sát và điều hành mạng được.

Thêm vào đó, mình thấy có một điểm nữa liên quan trực tiếp tới vấn đề con người, doanh nghiệp và an toàn thông tin. Đó là vừa rồi bên Kaspersky có thống kê Việt Nam chúng ta là nước đứng đầu về số lượng lừa đảo và chúng ta rất hay nhận những cuộc gọi lừa đảo đúng không ạ? Việt Nam chúng ta đứng đầu về lừa đảo tại khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương. Rõ ràng chúng ta đang bị một vấn đề rất lớn là awareness security nữa. Và điều này cũng phản ánh lên được rằng ngành an toàn thông tin hiện tại thiếu nhân lực.

Bây giờ cũng đang có khoảng cách giữa nhân lực công nghệ thông tin và business lớn đang không có sự hài hoà giữa hai bên. Bởi lẽ an toàn không tin mà không dựa trên sự am hiểu về doanh nghiệp thì giống như chúng ta bị lừa đảo.

Thái Kim Phụng: Anh Khanh đã cho chúng ta góc nhìn tương đối rõ những nhân sự về an toàn thông tin không đơn thuần là nhân sự về kỹ thuật nữa mà phải có sự hiểu biết rất lớn về con người, về quy trình về quản trị doanh nghiệp. Và cũng tương tự như lĩnh vực chuyên ngành Công nghệ thông tin thì ngoài những kiến thức liên quan đến công nghệ thì chúng ta bắt buộc phải có cập nhật, bổ sung các kiến thức liên quan đến liên quan đến business và nghiệp vụ.

Hiện nay thì với sự phát triển vũ bão của công nghệ, nhân lực của Việt Nam nói chung và quốc tế có sự thiếu hụt rất lớn đặc biệt về số lượng và chất lượng. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn sâu về công nghệ và kỹ thuật, những người được đào tạo về máy móc và CNTT cũng cần phải có những kiến thức nhất định liên quan đến lĩnh vực ứng dụng. Đây cũng là một lời khuyên cho các trường đào tạo chúng ta suy nghĩ, cân nhắc và thay đổi chương trình đào tạo để có thể thích ứng với thị trường lao động hiện nay liên quan đến lĩnh vực máy tính công nghệ thông tin.

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #79 tiếp theo.

Tin, ảnh: Nhóm Chuyên gia, Phòng Marketing – Truyền thông UEH

 

 

 

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021