Tiền số ngân hàng Trung ương – Vận hành và thử nghiệm

26 Tháng Sáu, 2021

Châu Văn Thành

Sự trỗi dậy của các dạng tiền kỹ thuật số (hay gọi tắt là tiền số) – tư nhân và chính phủ (chính xác hơn là ngân hàng trung ương) cùng với nhu cầu thanh toán số (digital payments) đã và đang tạo ra thách thức không nhỏ cho chính sách tiền tệ truyền thống.

Bên cạnh đó, sự quan tâm đến tiền số ngân hàng trung ương (central bank digital currency, CBDC) ngày càng gia tăng – xuất phát từ vai trò của USD bị xem là đang có “vấn đề”, các cuộc khủng hoảng liên quan đến tiền tệ và chính sách tiền tệ, cuộc đua bơm tiền từ các gói QE (nới lỏng định lượng) và gói giải cứu dưới dạng “helicopter drops”(tiền thả từ trên trời xuống) sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và sau khi xảy ra đại dịch COVID-19 – đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách trong tương lai cần phải chuẩn bị kiến thức để có thể tham gia vào “cuộc chơi mới”.
Câu hỏi đặt ra là liệu có nên sớm cho ra đời một CBDC của từng chính quốc gia? Hay chúng ta nên trang bị cho mình những gì để có thể nhìn thấy trước các rủi ro và phương cách quản lý thích ứng?
Để trả lời cho câu hỏi lớn đó, trước hết chúng ta nên tìm hiểu xem vì sao việc xem xét ra đời CBDC lại là vấn đề nóng cũng như phân biệt cơ chế vận hành CBDC có gì khác so với một đồng tiền truyền thống để có thể hiểu rõ hơn về CBDC, kể cả những áp lực thay đổi ở tầm quốc tế.
Tổng hợp các báo cáo cho thấy các ngân hàng trung ương theo đuổi CBDC xuất phát từ các lợi ích tiềm năng của đồng tiền này chủ yếu nhắm vào giải pháp cho các trục trặc hiện hành. Các lợi ích tiềm năng của CBDC có thể kể đến như là: (1) Gia tăng khả năng tiếp cận và tính sẵn có của các sản phẩm và dịch vụ tài chính (financial inclusion); (2) Tăng cường sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ (monetary policy transmission); (3) Tính an toàn và hữu hiệu thanh toán (payment safety and efficiency); và (4) Sự sẵn có của tiền mặt (availability of cash). Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế học, đối với CBDC chúng ta không nên chỉ chú ý đến các lợi ích tiềm tàng mà phải nhìn vào cả những rủi ro tiềm ẩn của đồng tiền này, đồng thời phải xem xét cẩn thận những khả năng đánh đổi (trade-off) có thể xảy ra.
Có nên sớm cho ra đời tiền số ngân hàng trung ương của từng chính quốc gia?
Ở cấp độ giao dịch lẻ (retail level), CBDC sẽ cung cấp một số sự thuận lợi và vận hành khá giống với thẻ tín dụng (credit card) trong thanh toán, có thể hỗ trợ người nghèo và những đối tượng khác, giúp chính phủ dễ dàng thực hiện chuyển nhượng trợ cấp xã hội cũng như hứa hẹn sẽ giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch xuyên biên giới. Nhưng để CBDC vận hành tốt, một nguyên tắc cơ bản phải thỏa, đó là sẽ cần cân bằng giữa tính ẩn danh (anonymity hay privacy) và sự kiểm soát hệ thống (control of the system).
Xu hướng ra đời CBDC cấp độ quốc gia là rõ ràng và khó tránh khỏi. Cạnh tranh giữa các quốc gia thông qua vai trò CBDC tương lai ngày càng lộ rõ hơn bao giờ hết.  Liệu các ngân hàng trung ương sẽ sẵn lòng chấp nhận việc thanh toán dưới dạng các đồng tiền số CBCD của các ngân hành trung ương khác nhau? Liệu các quốc gia vẫn có thể duy trì kiểm soát cung tiền của họ một khi cung tiền được thực hiện dưới dạng số? Nếu như không có được sự hợp tác, phối hợp và kiểm soát ở mức độ cao phạm vi toàn cầu, thì các ngân hàng trung ương lớn (như Fed chẳng hạn) sẽ khó mà sẵn lòng bảo lãnh hệ thống tài chính quốc tế.
Nhưng xu thế dường như khó thay đổi – các đồng tiền CBDC gần như chắc chắn sẽ tiếp tục được phát triển. Câu hỏi đặt ra là liệu các vấn đề của các đồng tiền này sẽ có thể được giải quyết trước khi sự chuyển đổi sang hệ thống mới được thực hiện hay không. Sự ra đời của một đồng tiền dạng CBDC có thể giúp cải thiện hệ thống tài chính, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cảnh báo rằng đồng tiền này không nên hình thành cho đến khi mà những bảo đảm phân bổ tìn dụng, hệ thống thanh toán, các biện pháp bảo vệ an toàn ổn định tài chính, và các khía cạnh khác của hệ thống mới phát huy chức năng vận hành tốt, ít nhất là cho đến khi tất cả các vấn đề này thực sự vận hành trơn tru dưới hệ thống hiện hành.
► Xem thêm chi tiết bài viết của thầy Châu Văn Thành “Tiền số Ngân hàng Trung ương: Vận hành và thử nghiệm“. Bài viết này dùng cho giảng dạy và nghiên cứu, cập nhật ngày 27/05/2021.
Tác giả: Châu Văn Thành, giảng viên bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế UEH

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021