[Podcast] Dự án “Phát triển Kinh tế, Du lịch và Nghệ thuật Cộng đồng tại Tam Thanh” 

11 Tháng Hai, 2025

Từ khóa: Quy hoạch tham vấn cộng đồng, Tam Thanh, làng bích họa, tầm nhìn.

Tam Thanh, ngôi làng ven biển duy nhất của thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, nổi tiếng với những bức tranh bích họa rực rỡ, đã từng tạo nên dấu ấn trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, ngôi làng đang đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, xói mòn bờ biển, và nhu cầu phát triển du lịch bền vững cùng bảo tồn văn hóa. Trước bối cảnh này, dự án Developing Strategies to Improve – Economy, Tourism, and Community Art at Tam Thanh, Tam Ky (Phát triển Kinh tế, Du lịch và Nghệ thuật Cộng đồng tại Tam Thanh) đã được ra đời, hướng đến việc kết hợp các giải pháp bảo vệ môi trường với phát triển văn hóa và kinh tế, nhằm đưa Tam Thanh trở thành điểm đến bền vững và phát triển toàn diện. 

Thumb Lớn Thương Hiệu Học Thuật Mới (6)

Dự án do Viện Đô thị Thông minh và Quản lý (ISCM), trực thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đảm nhận vai trò thiết kế, phối hợp cùng UN-Habitat, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư Tam Thanh, và được tài trợ bởi Liên bang Thụy Sĩ. Dự án đang trong giai đoạn lên phương án cảnh quan tổng thể, về sau sẽ có giai đoạn thiết kế chi tiết và xây dựng một khu vực cụ thể như là động lực phát triển cho tương lai tại địa phương.

Dự án đặt ra ba mục tiêu phát triển chính:

  • Phát triển Kinh tế: Tăng cường khai thác ngành nghề truyền thống và phát triển du lịch sinh thái để tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
  • Thúc đẩy Du lịch Bền vững: Xây dựng Tam Thanh thành một điểm đến hấp dẫn, vừa thân thiện với môi trường vừa mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương.
  • Phát triển Nghệ thuật Cộng đồng: Khuyến khích người dân tham gia sáng tạo nghệ thuật và cải thiện không gian công cộng, qua đó tăng cường gắn kết cộng đồng và làm phong phú trải nghiệm của du khách.
Unnamed

Hình ảnh Tam Thanh từ trên cao

Giải pháp Thiết kế – Kết hợp NBS và đồng sáng tạo

Dự án ứng dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Solutions – NBS) và đồng sáng tạo cùng cộng đồng để tái thiết các không gian công cộng của Tam Thanh. Các yếu tố tự nhiên như cây xanh ven biển, hệ thống chống xói mòn tự nhiên, và cải tạo cảnh quan bờ biển sẽ được kết hợp với các khu vực sinh hoạt cộng đồng. Thiết kế không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia vào quá trình thiết kế và quản lý không gian chung, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.

Unnamed (1)

Nhóm thực hiện dự án UEH (ISCM), UN Habitat (ISCB) và người dân địa phương sau buổi làm việc tham vấn cộng đồng

Liên kết với chiến lược phát triển của Tam Kỳ

Với vai trò địa điểm ven biển duy nhất của thành phố Tam Kỳ, Tam Thanh có vị thế chiến lược trong phát triển kinh tế và du lịch. Dự án Phát triển Kinh tế, Du lịch và Nghệ thuật Cộng đồng tại Tam Thanh sẽ không chỉ tạo ra một điểm đến sáng tạo và bền vững, mà còn góp phần nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của Tam Kỳ. Tam Thanh sẽ trở thành cầu nối giữa đô thị và thiên nhiên, mở ra cơ hội phát triển du lịch sinh thái và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung của thành phố.

Hợp tác đa bên – Nền tảng cho phát triển bền vững

Dự án là thành quả của sự hợp tác giữa ISCM (UEH), UN-Habitat, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư Tam Thanh. Vai trò của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn trong việc thiết kế và triển khai dự án, mà còn đóng vai trò kết nối tri thức, thúc đẩy sự đổi mới và đảm bảo tính bền vững lâu dài.

Dự án “Phát triển Kinh tế, Du lịch và Nghệ thuật Cộng đồng tại Tam Thanh” không chỉ cải thiện điều kiện sống của người dân mà còn khẳng định rằng phát triển bền vững phải bắt đầu từ sự gắn kết chặt chẽ giữa con người, thiên nhiên và văn hóa. Tam Thanh sẽ trở thành một hình mẫu phát triển ven biển, mở ra hướng đi mới cho các cộng đồng ven biển khác trên cả nước.

Nhóm tham gia dự án: TS. Trịnh Tú Anh, ThS Trần Thị Quỳnh Mai, ThS Lê Quốc Việt, ThS Đặng Thế Hiển, TS. Hoàng Ngọc Lan, ThS Sandhya Raghavendrarao, Đặng Đình Bích Ngân (Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh),. 

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem bản tin UEH Research Insights tiếp theo.

Tin, ảnh: Tác giả, Ban Truyền thông và Phát triển đối tác UEH

Giọng đọc: Hoài PhạmChân Trang (1)

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021