[Research Contribution] Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng điện và nước tại tỉnh Vĩnh Long

11 Tháng Tư, 2025

Từ khóa: Ý định, thanh toán trực tuyến, điện và nước, tỉnh Vĩnh Long

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, thanh toán trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết yếu như điện và nước. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận và sử dụng hình thức thanh toán này vẫn còn nhiều khác biệt giữa các địa phương, đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về các yếu tố tác động. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phân tích thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến điện và nước của người tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long.

Bg 1499x600

Bối cảnh nghiên cứu và sự phát triển của thanh toán trực tuyến trong lĩnh vực công ích

Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, thanh toán trực tuyến (TTTT) đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống hàng ngày, không chỉ mang lại tiện lợi mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số.

Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ di động đã mang lại cơ hội quan trọng cho các cơ quan, doanh nghiệp tạo ra các giải pháp thanh toán mới và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng của họ. Đặc biệt, các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) như: ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking đã cho phép người tiêu dùng thực hiện thanh toán hóa đơn sinh hoạt một cách linh hoạt, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.

Tuy nhiên, không giống như các giao dịch thương mại thông thường, việc thanh toán hóa đơn điện, nước có đặc thù riêng. Nếu sử dụng tiền mặt, người dân phải chờ nhân viên ghi số điện, số nước và đến thu tiền theo lịch định kỳ, điều này có thể gây mất thời gian và bất tiện, đặc biệt khi vắng mặt hoặc có sai sót trong việc ghi chỉ số tiêu thụ. Do đó, đặc điểm của người tiêu dùng cùng với sự phát triển của các nền tảng công nghệ số có tác động đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến trong lĩnh vực này.

Hiểu rõ giá trị cảm nhận của các sản phẩm tài chính số là yếu tố quan trọng đối với các nhà thiết kế công nghệ và nhà quản lý tiếp thị trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trên cơ sở đó, nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc UEH Mekong đã tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng điện và nước tại tỉnh Vĩnh Long, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán công ích.

Đo lường ý định sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến: Tiếp cận từ mô hình định lượng

Nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến trong lĩnh vực điện và nước tại tỉnh Vĩnh Long, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 250 người tiêu dùng, trong đó có 220 phiếu hợp lệ được xử lý bằng phần mềm SPSS. Tiếp theo, nhóm tác giả áp dụng phương pháp hồi quy đa biến để kiểm định mức độ tác động của từng nhân tố đến ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng. Kết quả phân tích cho thấy nhân tố  Nhận thức dễ sử dụng là nhân tố quan trọng nhất, có tác động mạnh nhất đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán điện, nước. Điều này hoàn toàn hợp lý, bởi khi các ứng dụng thanh toán được thiết kế đơn giản, thao tác dễ dàng và thời gian xử lý nhanh chóng, người tiêu dùng sẽ cảm thấy tiện lợi và sẵn sàng sử dụng dịch vụ hơn.

Đứng thứ hai về mức độ ảnh hưởng là nhân tố Nhận thức uy tín. Khi người tiêu dùng tin tưởng vào mức độ bảo mật, an toàn của các hệ thống thanh toán trực tuyến, họ sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn. Đây là một nhân tố quan trọng trong bối cảnh các giao dịch tài chính trực tuyến ngày càng phổ biến, đòi hỏi sự minh bạch và bảo mật cao từ các nhà cung cấp dịch vụ.

Điều kiện thuận lợi là nhân tố có tác động mạnh thứ ba đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến. Với sự phổ biến của điện thoại thông minh và tài khoản ngân hàng, người tiêu dùng có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận và sử dụng các nền tảng thanh toán số.

Tiếp theo, Hiệu quả kỳ vọng cũng có ảnh hưởng đáng kể, phản ánh sự quan tâm của người tiêu dùng đến chất lượng dịch vụ. Khi các hệ thống thanh toán trực tuyến hoạt động ổn định, tốc độ xử lý nhanh và giảm thiểu lỗi giao dịch, người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn và gia tăng mức độ sử dụng.

Cuối cùng, nhân tố Ảnh hưởng xã hội có mức tác động thấp nhất trong mô hình nghiên cứu. Mặc dù nhân tố này không có ảnh hưởng lớn đến ý định thanh toán trực tuyến, nhưng với xu hướng ngày càng nhiều người sử dụng dịch vụ này sau đại dịch COVID-19, tác động từ bạn bè, gia đình và cộng đồng vẫn đóng vai trò nhất định trong việc thay đổi thói quen thanh toán của người tiêu dùng.

Ý nghĩa thực tiễn và định hướng phát triển thanh toán trực tuyến

Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết quan trọng về thanh toán hóa đơn điện, nước, góp phần nâng cao tiện ích cho người dân và tối ưu hóa vận hành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Thanh toán trực tuyến không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro, sai sót trong giao dịch thủ công.

Ngoài ra, nghiên cứu hỗ trợ các nhà quản lý và hoạch định chính sách tại Vĩnh Long trong việc xây dựng chiến lược thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Việc phân tích hành vi người tiêu dùng giúp định hướng các giải pháp nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo hệ thống thanh toán an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu số hóa.

Cuối cùng, việc mở rộng thanh toán trực tuyến góp phần giảm thiểu rủi ro mất mát, gian lận, đồng thời tăng cường an ninh tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số.

Hàm ý, chính sách và giải pháp thúc đẩy thanh toán trực tuyến

Nhóm tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý định sử dụng thanh toán trực tuyến trong lĩnh vực điện và nước, hướng đến việc thúc đẩy chuyển đổi số, cải thiện trải nghiệm người dùng và nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ công. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, cải thiện nhận thức về thanh toán trực tuyến: Các đơn vị cung cấp dịch vụ cần triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục cộng đồng về lợi ích của thanh toán trực tuyến. Việc sử dụng hình ảnh minh họa, video hướng dẫn và các chiến dịch truyền thông sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và thay đổi thói quen thanh toán.

Thứ hai, tối ưu hóa giao diện và trải nghiệm người dùng: Hệ thống thanh toán trực tuyến cần được thiết kế đơn giản, thân thiện, dễ sử dụng với mọi đối tượng. Việc bổ sung hình ảnh, đồ họa trực quan, cùng các công cụ hỗ trợ như hướng dẫn bằng giọng nói hoặc video thao tác sẽ giúp người tiêu dùng tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn.

Cuối cùng, thúc đẩy ảnh hưởng xã hội đến hành vi người tiêu dùng: Dù nhân tố ảnh hưởng xã hội chưa có tác động mạnh mẽ trong nghiên cứu, việc triển khai các chiến dịch truyền thông xã hội vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng. Khuyến khích sự ủng hộ từ bạn bè, gia đình và mạng lưới xã hội sẽ góp phần tác động tích cực đến quyết định sử dụng thanh toán trực tuyến.

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học đóng góp về mặt lý thuyết cũng như giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ mới, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân trong thời đại số hóa.

Xem toàn bộ bài nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng điện và nước tại tỉnh Vĩnh Long TẠI ĐÂY.

Nhóm tác giả: ThS. Phan Thị Tiếm, TS. Trương Thị Hoàng Oanh, ThS. Nguyễn Vũ Trâm Anh, ThS. Nguyễn Trung Tiến, ThS. Phạm Minh Triết – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là bài viết nằm trong chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng với thông điệp “For a More Sustainable Mekong – Vì một Đồng bằng sông Cửu Long bền vững”, thuộc chương trình “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng” do UEH thực hiện. UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem bản tin UEH Research Insights tiếp theo.

Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Tuyển sinh – Truyền thông UEH Mekong, Ban Truyền thông và Phát triển đối tác UEH

Giọng đọc: Thanh Kiều

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021