[Podcast] Kinh tế tuần hoàn – Chìa khóa đạt được phát triển bền vững

16 Tháng Tám, 2024

Từ khóa: phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, tài chính bền vững, quản trị bền vững, UEH SFI

Phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu này, mô hình kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.

GDP toàn cầu giai đoạn 1900 – 2000 đã tăng gấp 20 lần. Khai thác tài nguyên từ lòng đất cao gấp 1,7 lần công suất thực tế của nó (Watts, 2018). Đây là hậu quả của mô hình kinh tế truyền thống (kinh tế tuyến tính) với cách tiếp cận “khai thác – sản xuất – tiêu thụ – thải bỏ”. Trong mô hình này, tài nguyên thiên nhiên được khai thác một cách không bền vững, dẫn đến sự suy giảm và cạn kiệt của nhiều nguồn tài nguyên quan trọng như khoáng sản, năng lượng, nước và đất đai; môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, khí hậu biến đổi, các hệ sinh thái bị đe dọa, và chất lượng cuộc sống của con người bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Trong bối cảnh này, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Phát triển bền vững là sự phát triển đảm bảo các thế hệ hiện tạitương lai có các nguồn lực cần thiết, chẳng hạn như thực phẩm, nước, chăm sóc sức khỏe và năng lượng mà không gây căng thẳng cho các quá trình của hệ thống Trái đất (Dirk Schoenmaker, Willem Schramade, 2018). Để đạt được mục tiêu như vậy, kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng.

Nền kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế sử dụng cách tiếp cận tập trung vào hệ thống và tư duy vòng đời, bao gồm các quy trình công nghiệp và hoạt động kinh tế có tính phục hồi hoặc tái tạo theo thiết kế, cho phép các nguồn lực được sử dụng trong các quy trình và hoạt động đó có thể duy trì giá trị cao nhất của chúng trong thời gian dài nhất có thể, nhằm mục đích loại bỏ lãng phí thông qua sự thiết kế ưu việt cả về vật liệu, sản phẩm lẫn hệ thống (bao gồm cả mô hình kinh doanh). Nền kinh tế tuần hoàn giảm việc sử dụng nguyên liệu, thiết kế lại nguyên liệu và sản phẩm để sử dụng ít tài nguyên hơn và thu hồi “chất thải” làm nguồn lực để sản xuất nguyên liệu và sản phẩm mới (EPA, 2021). Có thể hình dung sự chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn qua sơ đồ sau:

Để đạt được hệ thống “vòng tròn lặp” như vậy, thiết kế bền vững trở thành giai đoạn hết sức quan trọng, nó bao hàm thiết kế kết cấu sản phẩm, lựa chọn các nguyên liệu, phụ liệu đầu vào, và công nghệ sản xuất thích hợp nhất để đạt được tính bền vững. Hay nói cách khác, thiết kế bền vững là đưa tính bền vững vào toàn bộ vòng đời sản phẩm, để đạt được sự cân bằng tối ưu giữa ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Nhà thiết kế sẽ hỗ trợ khả năng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm lâu nhất có thể bằng cách tính đến tái sử dụng, sửa chữa và khả năng tân trang lại sản phẩm, và cải thiện khả năng tái chế của vật liệu. Đối với mỗi bước trong vòng đời, người thiết kế sẽ cố gắng giảm các yếu tố đầu vào như năng lượng, nước và vật liệu/phụ liệu và giảm lượng phát thải, chất thải mà quy trình đó thải ra.


Việc vận dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ là hành động cụ thể hóa chiến lược của Chính phủ, mà còn giúp các doanh nghiệp định vị thương hiệu, tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng chịu đựng trước những biến đổi từ bên ngoài. Bằng cách áp dụng các mô hình tuần hoàn, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí sản xuất, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, và tạo ra giá trị gia tăng từ việc tái chế và tái sử dụng vật liệu. Kinh tế tuần hoàn cũng mở ra các cơ hội mới trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và thị trường. Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bền vững, các doanh nghiệp áp dụng mô hình tuần hoàn sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Đổi mới không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ mà còn bao gồm việc thay đổi tư duy và cách thức kinh doanh. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa, hiểu rõ xu hướng thị trường và sẵn sàng đầu tư vào các giải pháp bền vững.

Tuy vậy, bên cạnh các cơ hội, việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn cũng có không ít thách thức. Các thách thức và giải pháp xử lý thách thức sẽ được hé lộ trong bài viết kỳ tới!

Đây là bài viết của Viện Tài chính bền vững thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH SFI) – là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam thực hiện hoạt động tư vấn, đào tạo và nghiên cứu về quản trị bền vững, tài chính bền vững và các lĩnh vực liên quan. Đến nay, Viện đã gặt hái được nhiều thành công trong cả ba mảng: đào tạo, nghiên cứu và tư vấn. Đặc biệt, chương trình đào tạo Cao học Quản trị bền vững doanh nghiệp và môi trường của Viện ngày càng thu hút được đông đảo ứng viên dự tuyển, được các học viên và nhà tuyển dụng đánh giá cao. Viện cũng đã tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế; thiết lập quan hệ đối tác với các trường đại học có uy tín trên thế giới; cung cấp dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ cho các tổ chức quốc tế như Công ty tài chính quốc tế/Ngân hàng Thế giới (IFC/WB), Frankfurt School of Finance & Management, the University Network for Strengthening Macro-financial Resilience to Climate and Environmental Change, Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI). Viện cũng trở thành một trong 5 thành viên sáng lập Ủy ban tài chính bền vững của Eurocham. Đồng thời, với mục tiêu lan tỏa tri thức và dẫn đầu trong lĩnh vực quản trị bền vững và tài chính bền vững ở Việt Nam, Viện cũng chú trọng cung cấp: (i) các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu về tài chính bền vững, đầu tư tác động, quản trị rủi ro tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu, chiến lược kinh doanh bền vững, báo cáo phát triển bền vững,…; (ii) các dịch vụ tư vấn phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp, của chính phủ và chính quyền địa phương về quản trị bền vững.

Bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả cùng đón xem bản tin UEH Research Insights tiếp theo.

Tin, ảnh: Tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông UEH

Giọng đọc: Ngọc Quí

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021