[Podcast] Ứng Dụng Công Nghệ Thực Tế Tăng Cường Trong Lĩnh Vực Intralogistics Tại Việt Nam

8 Tháng Tư, 2022

Các hiệp định thương mại quốc tế sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành Logistics Việt Nam trong những năm tới, dẫn đến đến sự phát triển của dịch vụ kho bãi và vận chuyển. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Logistics trong nước đa số là các công ty vừa và nhỏ. Hệ thống quản lý thiếu đồng bộ cũng như sự thiếu hụt về vốn, kinh nghiệm, công nghệ và trình độ lao động, năng lực cạnh tranh của ngành Logistics Việt Nam thấp hơn nhiều so với thế giới. Gần đây, công nghệ thực tế tăng cường (AR – Augmented Reality) đã mở ra nhiều hướng ứng dụng và phát triển mới, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics nói chung, dịch vụ Intralogistics nói riêng (Winkler & Zinsmeister, 2019).

Công nghệ thực tế tăng cường được đánh giá tương đối cao về mức độ đáng để đầu tư, cũng như phạm vi và chi phí đầu tư ban đầu có thể phù hợp với hệ thống cơ sở vật chất có sẵn và quy trình hoạt động hiện hành của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Intralogistics tại Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Intralogistics Việt Nam vẫn chưa ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường. Việc tích hợp công nghệ này vào các quy trình tổ chức trong lĩnh vực Intralogistics trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã đặt ra nhiều thách thức. Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong lĩnh vực Logistics và Intralogistics chỉ tập trung vào khả năng tích hợp công nghệ và tác động của nó đối với các quy trình kinh doanh, và hầu như không phân tích về những trở ngại và phức tạp có thể xuất hiện từ việc tích hợp công nghệ thực tế tăng cường vào tổ chức. Bài viết phân tích đề xuất chính sách để tăng khả năng thành công khi ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường vào dịch vụ Intralogistics tại Việt Nam.

Các công đoạn có triển vọng cao ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong hoạt động Intralogistics tại Việt Nam:

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong việc chọn đơn hàng sẽ phát huy tốt nhất tiềm năng và lợi ích công nghệ này. Với vai trò quan trọng của kho bãi, việc chọn hàng tiêu tốn một lượng lớn thời gian và nguồn lực, và chiếm khoảng 55% tổng chi phí hoạt động (Khanzode & Shah, 2017). Hơn nữa, nhu cầu giao hàng nhanh chóng và chất lượng cao ngày càng tăng cao trong thời đại công nghệ, dẫn đến áp lực trong việc hợp lý hóa quy trình chọn hàng. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kho trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn xử lý sản phẩm theo quy trình thủ công với cách tiếp cận dựa trên giấy. Ngoài ra, loại công việc này thường được thực hiện bởi những người lao động ngắn hạn, những người có thể thiếu kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện mà không bị lỗi sai sót. Do đó, một số cải tiến công nghệ thực tế tăng cường đã được áp dụng cho các nhà kho lớn, nơi lưu trữ hàng hóa quá tải trong các mùa cao điểm.

Thứ hai, đào tạo nhân viên thực hiện các dịch vụ giá trị gia tăng. Công nghệ thực tế tăng cường được sử dụng đào tạo nhân viên kho hàng với chi phí thấp hơn, với thời gian và địa điểm linh hoạt. Hình thức đào tạo này hữu ích trong thời gian mùa cao điểm khi lực lượng lao động tại kho thường tăng gấp vài lần, và nâng cao năng suất của nhân viên kho hàng mới tuyển lên mức cao nhất có thể.

Lộ trình áp dụng thực tế tăng cường trong các công ty hoạt động lĩnh vực Intralogistics tại Việt Nam có thể tóm tắt qua qua năm bước như sau:

Xác định mục tiêu cho ứng dụng thực tế tăng cường

Nhiều nhiệm vụ và nhiệm vụ con khác nhau có thể được thực hiện hoặc cải tiến bằng cách sử dụng công nghệ thực tế tăng cường, nhưng có thể yêu cầu mức độ công nghệ và độ phức tạp khác nhau. Ví dụ: công ty có thể lựa chọn việc cài đặt ứng dụng thực tế tăng cường phù hợp trên điện thoại thông minh. Các thiết bị phức tạp như kính thông minh thực tế tăng cường có thể được sử dụng để trong các nhiệm vụ bảo trì hoặc lắp ráp, cùng với phần mềm phù hợp.

Tạo nội dung kỹ thuật số của riêng bạn

Ứng dụng thực tế tăng cường bao gồm phần mềm, phần cứng và nội dung kỹ thuật số. Phần mềm và phần cứng công ty có thể dễ dàng mua được, nhưng nội dung kỹ thuật số – cốt lõi của ứng dụng, là tài sản duy nhất của công ty và nên được tạo ra trong công ty. Để một đối tượng được trình bày trong ứng dụng thực tế tăng cường, nó cần được số hóa. Điều này có thể đạt được bằng cách tùy chỉnh các mô hình 3D hiện có của sản phẩm và máy móc, thiết bị hoặc bằng cách tạo mô hình mới bằng cách sử dụng mô hình 3D hoặc quét 2D, 3D. Chiến lược khôn ngoan nhất là công ty tiến hành lập danh sách các tài sản kỹ thuật số hiện có ở dạng 3D và các hình thức khác, sau đó tiến hành xây dựng nội dung kỹ thuật số bằng mô hình 3D hoặc quét 2D, 3D. Tuy nhiên, việc số hóa các tài liệu các hướng dẫn kỹ thuật  như hướng dẫn lắp ráp, hướng dẫn sửa chữa máy, quy trình thiết kế… thành nội dung kỹ thuật số phù hợp với ứng dụng thực tế tăng cường là một nhiệm vụ rất phức tạp và đòi hỏi một nhóm bao gồm các chuyên gia công nghệ của công ty và các chuyên gia thực tế tăng cường.

Xác định vị trí của thiết bị thực tế tăng cường và đối tượng kết nối

Mỗi công nghệ này đều có ưu điểm và nhược điểm. Công nghệ sử dụng bút đánh dấu là phương pháp đơn giản và có vẻ đáng tin cậy nhất đối với các công ty Việt Nam. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu đang cải thiện và nâng cấp các phương pháp này và phát triển các phương pháp lai dựa trên sự kết hợp của các công nghệ có sẵn.

Xác định thiết bị thực tế tăng cường cần thiết

Đối với các ứng dụng thực tế tăng cường đơn giản, các thiết bị như điện thoại thông minh và máy tính bảng là phù hợp. Các thiết bị thực tế tăng cường hiện tại có thể nhận lệnh bằng tay (điện thoại thông minh và máy tính bảng), lệnh thoại (điện thoại thông minh, máy tính bảng và kính chuyên dụng) và lệnh của mắt (kính chuyên dụng). Các thiết bị nhận lệnh bằng mắt và giọng nói giúp tiết kiệm thời gian và cho phép bàn tay của người dùng thực hiện các tác vụ khác. Tuy nhiên, do tính chất của môi trường công nghiệp có nhiều tiếng ồn, các thiết bị này khó lọc tạp âm và hoạt động đúng cách. Do đó, các công ty sử dụng thiết bị phù hợp với mục tiêu trong ngắn hạn và phát triển phương pháp tiếp cận đa nền tảng cho phép trải nghiệm thực tế tăng cường trên nhiều nền tảng thiết bị khác nhau trong dài hạn.

Xác định cách tiếp cận để phát triển phần mềm ứng dụng thực tế tăng cường

Có hai cách tiếp cận phổ biến để phát triển phần mềm ứng dụng thực tế tăng cường: phần mềm độc lập tải vào thiết bị và có thể chạy mà không cần kết nối Internet và thứ hai, truy cập vào nội dung thực tế tăng cường được lưu trữ trên điện toán đám mây. Cách tiếp cận đầu tiên là đáng tin cậy và phù hợp với trải nghiệm độ phân giải cao nhưng không dễ thay đổi nội dung số. Cách tiếp cận thứ hai tuy yêu cầu kết nối internet nhưng nhà phát triển có thể dễ dàng thay đổi và nâng cấp nội dung trên nhiều thiết bị. Cách tiếp cận thứ hai phù hợp với các công ty có yêu cầu thay đổi nội dung số thường xuyên.

Ngoài ra, nhằm tăng mức độ chấp nhận của người dùng, doanh nghiệp cần chú ý các giải pháp chú trọng tăng khả năng giao tiếp giữa các nhân viên và giảm quan ngại rủi ro quyền riêng tư của người dùng và của người xung quanh trong quá trình sử dụng thiết bị thực tế tăng cường.

Các ứng dụng thực tế tăng cường hiện tại đã ứng dụng phổ biến nhất trong dịch vụ Intralogistics trên toàn thế giới. (Nguồn ảnh sưu tầm)

Các công đoạn có triển vọng nhất để ứng dụng thực tế tăng cường tại Việt Nam là chọn đơn hàng và đào tạo, sau này có thể phát triển sang hình thức khác như bảo trì, hợp tác giữa con người với người máy, kế hoạch hậu cần. Các bước chính của việc triển khai thực tế tăng cường trong các công ty cũng được đưa ra, bao gồm các yêu cầu rộng hơn, trong đó có các yêu cầu phi công nghệ như tính dễ sử dụng của các ứng dụng và quan trọng nhất là hai khía cạnh rủi ro quyền riêng tư của người dùng và của người xung quanh. Với tính liên kết ngày càng tăng và tính phổ biến của các thiết bị thông minh hai khía cạnh rủi ro quyền riêng tư cần được đặc biệt quan tâm nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra, các lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai sau đây đã được chọn ra là hứa hẹn nhất: nhận biết đối tượng và vị trí; điều khiển bằng mắt và giọng nói; kiểm soát các hệ thống công nghiệp thông qua thực tế tăng cường. Những lĩnh vực này cho phép kết hợp các công nghệ hiện có và khai thác các đặc tính tốt nhất của chúng để đạt được những thành tựu cao nhất, do đó cải thiện môi trường công nghiệp kỹ thuật số ở dịch vụ Intralogistics.

Xem toàn bộ bài nghiên cứu Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong lĩnh vực Intralogistics tại đây. Tác giả ThS. Nguyễn Ngọc Danh – Khoa Kinh Tế, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH.

Đây là bài viết nằm trong Chuỗi bài lan tỏa nghiên cứu và kiến thức ứng dụng từ UEH với thông điệp “Research Contribution For All – Nghiên Cứu Vì Cộng Đồng”, UEH trân trọng kính mời Quý độc giả đón xem Bản tin kiến thức KINH TẾ SỐ #36 “ÁP DỤNG TƯ DUY THIẾT KẾ VÀO CHUYỂN ĐỔI SỐ LÝ THUYẾT VÀ BÀI HỌC THỰC TIỄN”

Tin, ảnh: Nhóm tác giả, Phòng Marketing – Truyền thông UEH.

Giọng đọc: Ngọc Quí

Chu kỳ giảm giá của đồng USD?

TS. Đinh Thị Thu Hồng và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Việt Nam cần kịch bản cho thương mại tương lai

ThS. Tô Công Nguyên Bảo

26 Tháng Sáu, 2021

Hệ thống tiền tệ tiếp theo như thế nào?

TS. Lê Đạt Chí và nhóm nghiên cứu

26 Tháng Sáu, 2021

Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

Khoa Quản lý nhà nước

26 Tháng Sáu, 2021

Cần đưa giao dịch công nghệ lên sàn chứng khoán

Bộ Khoa học và Công nghệ

5 Tháng Sáu, 2021

Thiết kế đô thị: tầm nhìn vững chắc cho đô thị bền vững

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

Phục hồi du lịch và nỗ lực thoát khỏi vòng xoáy ảnh hưởng bởi Covid-19

Viện Đô thị thông minh và Quản lý

5 Tháng Sáu, 2021

2021 sẽ là năm khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo

5 Tháng Sáu, 2021

Quỹ vaccine sẽ khả thi khi có người dân đóng góp

Phạm Khánh Nam, Việt Dũng

5 Tháng Sáu, 2021

Kích thích kinh tế, gia tăng vận tốc dòng tiền

Quách Doanh Nghiệp

5 Tháng Sáu, 2021

Đi tìm chiến lược hậu Covid-19 cho doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam

PGS TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo, ThS Lê Văn

5 Tháng Sáu, 2021

Insurtech – Cơ hội và thách thức cho Startup Việt

Ths. Lê Thị Hồng Hoa

5 Tháng Sáu, 2021